Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Tu hú (cây găng tía) và bài thuốc nam hay đơn giản từ kinh nghiệm dân gian giúp trị nhiều bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Cây có tên khoa học là Gmelina asiatica, thuộc họ Cỏ roi ngựa: Verbenaceae (1).

Lá găng tu hú làm nước mát

Trước đây, bên cạnh lá sương sâm hay lá dành dành, người nhà tôi và bạn bè còn dùng lá tu hú để làm nước mát. Thường vào những ngày hè nóng nực, cứ mỗi khi đi làm đồng về, mẹ tôi lại sẵn tay cắt vài nhánh tu hú đem vào nhà rồi bẻ lá nó ra. Bàn tay lành nghề của bà bẻ từng lá cây nghe “tách tách” rất giòn tai và thú vị.

Thế rồi, bà bảo tôi đem lá tu hú đi rửa cho thật kỹ và ngâm chúng trong một ca nước mưa, ước chừng hơn một lít (cho hơn 20 lá non và lá vừa vừa, ước chừng 30 g). Thế là xong, chỉ việc đợi một đến hai tiếng sau cho lá nhả ra chất mát (mẹ tôi bảo vậy) là có thể uống.

Nước ngâm lá tu hú có thể dùng được là khi đã hơi hơi có màu của lá, có nhựa sánh và mùi thơm nhẹ, đầm. Nước này cũng dễ uống, tuy nhiên, nếu để thêm một ít đường lúc uống thì sẽ thấy ngon hơn, thơm mát như nước sâm vậy.

Vì sao lại ngâm lá tu hú?

Trước đây, tôi vẫn tự hỏi rằng: chỉ cần lấy lá cây tu hú ngâm trong nước là có thể làm thuốc được sao? Sao lại có chuyện đơn giản đến vậy?

Thì ra, trong thuocnam.mws.vn, “ngâm” cũng là một phương pháp bào chế thảo dược với nhiều mục đích khác nhau như: làm giảm độc tính của thuốc, làm tăng hoạt tính của thuốc, làm thuốc mềm hơn… và trong trường hợp của lá tu hú là dùng nước để giải phóng các hoạt chất của thuốc.

Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, trong cây cỏ có chất nhầy và khi gặp nước, các chất nhầy này sẽ trương phình lên, trở thành dạng đàn hồi hoặc dạng nhớt. Đặc biệt, chất nhớt này không chỉ giúp nhuận tràng mà còn bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa (2).

Hình ảnh hoa cây tu hú

Công dụng của lá cây tu hú

Nước ngâm lá tu hú có tác dụng giải khát, giải nhiệt và giải cảm rất tốt nên thường được dùng vào những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, bên cạnh biện pháp ngâm nước, lá tu hú còn được dùng tươi hoặc khô trong các trường hợp khác, chẳng hạn:

  • Khi bị rắn rết và côn trùng có hại cắn, chích; có thể bẻ ngay lá tu hú tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, sau đó đổ thêm một ít nước vào rồi gạn uống (phần bã thì lấy đắp lên vết thương).
  • Nếu phụ nữ sau khi sinh con thấy mỏi mệt, yếu sức; có thể lấy lá tu hú phơi khô rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày, sắc khoảng 20 – 30 g lá khô trong 400 ml nước, sắc đến khi còn 100 ml nước thì chia thành hai lần uống trong ngày (1).

Công dụng của quả tu hú

  • An thần, điều trị mất ngủ
  • Kíc thích tiêu hóa, giúp ăn ngon
  • Tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi

Bên cạnh lá tu hú, quả tu hú cũng được dùng làm thuốc bổ với cách thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy quả tu hú chín vàng chẻ làm đôi, bỏ hết các hạt đi, sau đó đem phơi khô (5 – 10 quả).

Bước 2: Thái quả tu hú khô thành từng mảnh nhỏ rồi sao với 10 g đậu đen.

Bước 3: Ngâm hai thành phần trên trong 200 ml rượu, thời gian ngâm càng lâu càng tốt. Do đó, có thể chiếu theo tỷ lệ các thành phần như trên để ngâm được nhiều thuốc rượu hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện.

Cách dùng: Mỗi ngày, trước mỗi bữa cơm đều uống một muỗng canh rượu thuốc và trước khi đi ngủ cũng uống một muỗng như vậy (tức mỗi ngày uống ba lần).

Công dụng: Thuốc rượu từ quả tu hú giúp dễ ngủ, kích thích tiêu hóa, làm tăng cảm giác thèm ăn và tăng cường sức khỏe. Từ đó, dùng thuốc này sẽ giúp người bệnh làm việc được lâu hơn và ít cảm thấy mệt mỏi hơn (1).

Lưu ý

  • Về thời gian: Nếu ngâm lá tu hú để lấy nước uống thì nên uống ngay sau khi ngâm hoặc uống trong cùng buổi, tránh để lâu vì nước sẽ bị hôi, thiu.
  • Về liều lượng: Cần chú ý để tránh dùng quá liều tu hú và không nên dùng liên tục trong thời gian dài, nhất là thuốc rượu: mỗi lần chỉ nên dùng một muỗng canh, không nên theo thói quen uống lưng một ly nhỏ như nhiều vị thuốc khác.
  • Phân biệt: Cây tu hú ở Nam Bộ hay gọi là cây găng tu hú, khác với cây nàng nàng (cũng được gọi là cây tu hú hay cây trứng ếch…) và cũng khác với cây ngấy hương (cũng được gọi là cây tu hú hay cây ngũ gia bì hương…) (3). Ngoài ra, cũng cần phân biệt cây tu hú, hay còn gọi là cây găng tía (găng tu hú) với nhiều cây khác cũng được dùng làm thuốc như: găng vàng (găng cơm), găng trắng, găng trâu…
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: