Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Trị bệnh sỏi thận bằng những vị thuốc Nam quanh nhà

Cao chè vằng nguyên chất
Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ ở thận hoặc đường tiểu làm cản trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quằn quại dữ dội ở vùng bụng dưới và xác định qua chụp X – quang hoặc siêu âm. Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể rất dễ mắc bệnh sỏi thận. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần ăn uống điều độ, uống nhiều nước. Bên cạnh đó việc áp dụng những bài thuốc Nam chữa bệnh sỏi thận cũng là điều mà bệnh nhân có thể thực hiện.

Lưu ý khi điều trị sỏi thận

Đối với trường hợp bệnh nhân khi sỏi còn nhỏ thì có thể uống nước nhiều, uống nước lợi tiểu cũng như một số loại thuốc Nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Người bệnh lưu ý không nên uống quá 2 lít nước này mỗi ngày. Kiên trì uống thuốc trong 2 tháng sẽ giảm ngay các triệu chứng bệnh sỏi thận, nhất là giảm đau và làm tan sỏi thận.
Trường hợp sỏi thận đã lớn: Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).
Lưu ý: Đối với những bận nhân bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan thì tỉ lệ tái phát lên đến 60%, do đó dù cho đã phẫu thuật sỏi hay uống thuốc tán sỏi thì cũng phải chú ý cách sinh hoạt, ăn uống và sử dụng thuốc hỗ trợ sau điều trị.

12 cây thuốc Nam điều trị sỏi thận

 

1. Bồ công anh

Bồ công anh là 1 vị thuốc Nam được sử dụng giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan, giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Chính nhờ tác dụng lợi tiểu của bồ công anh sẽ giúp bào mòn sỏi thận, tăng khả năng thải sỏi ra ngoài qua đường tiểu. Ngoài ra trong Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.
Cách sử dụng: Bồ công anh có thể dùng ở dạng tươi hay khô. Bồ công anh tươi thường được sử dụng như một loại rau để nấu canh, làm salad, luộc, xào… Rễ cây bồ công anh khô đun sôi, sắc với nước để uống trong ngày.

2. Râu Ngô

 

Nhung-cay-Thuoc-Nam-giup-dieu-tri-benh-soi-than-hieu-qua

 

Râu ngô là vị thuốc nam quen thuộc từ lâu được biết đến với công dụng lợi tiểu giúp tăng lưu lượng nước tiểu, ngoài ra còn giúp cầm máu trong trường hợp sỏi gây trầy xước niêm mạc tiết niệu, giảm các triệu chứng đau rát khi đi tiểu.

Cách dùng râu ngô làm tan sỏi thận như sau: Lấy 10g râu ngô đun với 200ml nước sau đó chia làm 3 – 4 lần uống/ngày, liên tiếp trong 10 ngày. 

3. Xa tiền tử

 

Xa tiền tử hay còn gọi là hạt chín của cây Mã đề, là một vị thuốc nam chữa sỏi thận nhờ tác dụng lợi tiểu mạnh, tăng lượng nước tiểu để bào mòn dần sỏi, giảm kích thước sỏi. Ngoài ra, Xa tiền tử còn có ngăn ngừa viêm đường tiết niệu do sỏi. Cách dùng: phơi khô hạt mã đề sau đó đem sao vàng và sắc nước uống hàng ngày. 

4. Cỏ nhọ nồi

 

Cỏ nhọ nồi là bài thuốc nam trị sỏi thận hiệu quả. Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, Nhọ nồi giúp lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, cầm máu để giảm bớt các triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu trong bệnh sỏi tiết niệu. Cách làm tan sỏi thận nhờ cỏ Nhọ nồi là giã nát cả cây, lọc lấy nước uống hoặc đem phơi khô, sao vàng để sắc nước uống.

5. Lá trầu bà

 

Dùng tầm khoảng 5-10 lá trầu bà, cho vào nồi cùng với 3 chén nước sắc kỹ. Khi trong nồi còn lại tầm 1 chén nước thì được. Bài thuốc này cần uống liên tục tầm 10 ngày, các hạt sỏi sẽ tiêu hết. Bạn có thể uống nước này thường xuyên để cho sỏi tiêu hết và tránh tái phát lại. 

6. Hoa dâm bụt

 

Nhung-cay-Thuoc-Nam-giup-dieu-tri-benh-soi-than-hieu-qua

 

Hoa dâm bụt rất quen thuộc với mọi người, nhưng ít ai có thể biết đến công dụng chữa trị sỏi thận của cây thuốc nam nay. Bài thuốc nam từ hoa dâm bụt sẽ giúp sỏi nhỏ dần, tan ra và theo đường tiết niệu ra ngoài.

Nguyên liệu: Hoa dâm bụt: 9 cái. Phèn chua: 1 cục bằng đầu ngón tay.
Cách làm: Hoa dâm bụt rửa sạch, bỏ cuống hoa cho vào bát ăn cơm đổ đầy nước và cho đường phèn vào. Sau đó đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút thì bắc ra ăn cả nước lẫn hoa, mỗi ngày 1 lần. Hoặc đơn giản hơn chúng ta có thể dầm nát hoa dâm bụt, cho thêm ít muối , thêm nước lạnh, vắt lấy nước ngày uống 2 lần, uống liên tục trong vòng 15 ngày sẽ tiêu ra hết.

7. Cây râu mèo

Vị thuốc nam này được ví như “khắc tinh” của sỏi tiết niệu. Theo kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang và Trường Khoa học dược phẩm Malaysia, cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi đồng thời giúp giảm nồng độ các khoáng chất (caxi, oxalat, acid uric). Ngoài ra, hoạt chất trong cây Râu mèo còn kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Để làm tan sỏi, bạn dùng 30 – 50g Râu mèo đun với 500ml nước lọc, chia làm 2 – 3 lần uống, uống trước ăn 15 – 30 phút trong vòng 8 ngày, sau đó nghỉ  2 – 4  ngày và lặp lại quy trình này.

8. Kim tiền thảo

Nhung-cay-Thuoc-Nam-giup-dieu-tri-benh-soi-than-hieu-qua
Theo nghiên cứu tại Đại học Kumamoto, Nhật Bản cho thấy, cây thuốc nam Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm đau chống viêm, giúp hòa tan, ngăn ngừa lắng đọng sỏi và ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi. Cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu từ Kim tiền thảo là dùng khoảng 25 – 40g lá Kim tiền thảo sắc nước uống hàng ngày hoặc kết hợp cùng các thảo dược như Râu mèo, Xa tiền tử trong một số bài thuốc cổ phương như Bát chính tán, Thạch vị tán,… để có hiệu quả tối ưu.

9. Chữa sỏi thận bằng ngò gai (mùi tàu) 

Nhung-cay-Thuoc-Nam-giup-dieu-tri-benh-soi-than-hieu-qua
Ngò gai ở một số nơi gọi là cây mùi tàu là một loại cây gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn. Tuy nhiên ngoài việc là cây gia vị ra thì ngò gai được Y học cổ truyền dùng làm vị thuốc, đặc biệt nó là vị thuốc nam rất có tác dụng trong việc đẩy lùi sỏi thận.
Dùng 1 nắm ngò gai đem hơ qua lửa cho héo lại sau đó sắc cùng với 3 chén nước, sắc cho đến khi còn 2/3 nước nữa thì được. Người bệnh nên uống 3 lần trong ngày, chia làm 3 bữa sáng, trưa trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ. Sau một liệu trình điều trị 7-9 ngày người bệnh nên đi khám để xem xét mức độ bệnh của mình để có hướng điều trị tiếp theo cho phù hợp.

10. Cây bông nở ngày

Cây nở ngày đất là cây cỏ sống lâu, mọc nằm rồi đứng, phân nhánh nhiều; rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm. Lá không cuống, đầy lông nằm trăng trắng ở mặt dưới. Cụm hoa bông hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng. Quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu. Cây nở ngày đất thuộc cây cỏ thân mềm, mọc thành bụi, phân nhiều nhánh, có hoa màu trắng cánh hoa cứng, cây mọc quanh năm, hoa nở theo chu kỳ phát triển của cây.
Cách làm: Chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

11. Rễ cây sâm đất

Cây Quả nổ, còn gọi cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách; Tử lị hoa (Trung Quốc); Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo. Tên khoa học Ruellia tuberosa L., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae ).
Cách làm: Nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Dùng thay cho nước lọc càng tốt giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, uống lâu ngày da dẻ mịn màng, không có tác dụng trị sạn thận.

12. Cây mã đề

Theo Đông Y loại cây này có đặc điểm đó là vị ngọt thanh, tính hàn khi uống sẽ có tác dụng bổ khí huyết, tá sỏi, thanh nhiệt rất hiệu quả. Trong việc chữa trị sỏi thận loại cây này có thể được sử dụng như một thảo dược đơn lẻ hay có thể kết hợp chung với các loại thảo dược khác để mang lại kết quả chữa trị tốt hơn cũng như bồi bổ cơ thể hơn. Đối với những bệnh nhân có sỏi trong thận khi sỏi phát triển lớn sẽ gây ra những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu sậm màu…khi đó mọi người có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
Lá mã đề rửa sạch và đem phơi khô. Dùng 16g mã đề, 20 thạch cao, bạch truật 12g, quế chi, cam thảo 6g đem sắc uống hàng ngày uống thay nước. Mã đề 30g, ý dĩ 20g, trạch tả 25g, cam thảo 6g đem sắc đều và uống hàng ngày.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: