Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Trái vả loại quả giúp lợi tiểu, lợi sữa, nhuận tràng và giảm táo bón và giúp trị nhiều bệnh khác

Cao chè vằng nguyên chất

Thế nhưng, cũng nhờ cái đêm ấy mà tôi hiểu vì sao người ta lại có sự rung cảm sâu sắc với “Mưa trên phố Huế” và cũng hiểu vì sao người miền Nam lại có câu ca:

Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành“.

Hiển nhiên, không phải tất cả các cô gái Huế đều có giọng nói dịu dàng và không phải trái vả nào cũng mọc trên đất Huế. Chỉ là, giữa cái đói đêm mưa mà được một cô gái Huế chỉ đường để rồi ghé vào đó, ăn một dĩa cơm chay với trái vả thì thật trầm lắng không gì bằng!

Đến nay, gương mặt cô gái ấy tôi cũng đã quên rồi nhưng cái giọng nói nhẹ nhàng và cử chỉ từ tốn thì vẫn còn hằn sâu trong ký ức. Và cả cái miếng vả ăn với cơm nữa – thật thân thương, trìu mến làm sao!

Thật ra, tôi là dân miền Nam và vốn chỉ biết ăn trái sung. Còn như trái vả thì trước đây chỉ biết qua sách giáo khoa – thời còn đi học (cái đoạn miêu tả Tnú nấp dưới gốc vả trong truyện “Rừng xà nu” ấy). Và thật ra, trái vả cũng tương tự như trái sung thôi nhưng về kích thước thì nó to hơn và lớp thịt cũng dày hơn một chút. Khi ăn vào, nó cho cho ta cảm giác hơi lạt lạt, chát chát nên những người ăn không quen sẽ thấy không ngon. Hiển nhiên, với những người ăn trái sung được thì sẽ thấy trái vả dễ ăn hơn (còn như ai biết ăn thì sẽ rất thích vả – nó giống như khi ăn cơm, người ta hay ăn chuối chát chấm nước tương, nước mắm vậy!).

Vài nét về cây vả

Cây vả (người Tày gọi là Mác ngoa) có tên khoa học là Ficus auriculata, thuộc họ Dâu tằm Moraceae (1). Loại cây này cao to và có trái mọc thành chùm trên thân với hình dáng tương tự như trái sung, trái ngái… Tuy nhiên, lá cây vả thì không dài nhọn như lá sung mà rất to và có hình như trái tim (vì vậy người ta thường trồng để làm cảnh và lấy bóng mát).

Gỏi trái vả

Trong lĩnh vực ẩm thực, món vả trộn gỏi được xem là đặc sản của cố đô Huế (ngoài tra còn có trà vả). Trong lĩnh vực y học, quả vả cũng được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Công dụng làm thuốc của quả vả

Theo y học cổ truyền, quả vả có vị ngọt (lúc còn sống thì chát), tính bình, có thể ăn lúc còn non hoặc lúc chín và có thuocnam.mws.vn các công dụng như:

  • Thanh nhiệt và lợi tiểu tiện.
  • Làm mạnh dạ dày, giúp nhuận trường.
  • Giảm viêm, giảm táo bón và bệnh trĩ.
  • Điều trị lỵ và giải độc.
  • Giúp lợi sữa, tan đờm (2) (3).

Bên cạnh đó, trái vả còn được ngâm rượu nhằm kích thích tiêu hóa, điều trị kém ăn, gầy yếu và suy nhược cơ thể.

Cách ngâm rượu vả như sau: Hái trái vả vừa chín tới, đem phơi khô rồi cắt nhỏ ra, sau đó cho vào keo và ngâm với rượu (khoảng nửa kg vả khô ngâm với một lít rượu). Thời gian ngâm rượu có thể kéo dài từ 10 đến 20 ngày thì bắt đầu uống, mỗi lần uống 1 ly nhỏ (uống vào trước hai bữa ăn chính và trước khi đi ngủ, tức ba lần mỗi ngày) (2).

Trái vả

Các bài thuốc thường dùng từ quả vả

  • Điều trị đau họng, sưng họng: hái 100 g trái vả non, 30 g búp tre tươi và 50 g lá cây chó đẻ tươi, tất cả đem rửa sạch, giã nát rồi sao lên cho ấm nóng và đắp vào chỗ đau. Lưu ý, sau khi đắp thì nên lấy vải băng bó, cố định lại và mỗi ngày nên kiên trì đắp hai lần như thế (2).
  • Giúp tăng tiết sữa: Lấy trái vả phơi khô, sau đó sấy cho giòn để dễ nghiền thành bột. Mỗi lần uống, các bạn lấy khoảng 12 g bột hòa với nước sôi để nguội rồi uống vào lúc đói (mỗi ngày uống hai lần và uống liên tiếp từ ba đến năm ngày như thế) (2).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: