Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Trái Táo ta giúp chữa bệnh khó ngủ hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

A. Mô tả cây

Cây táo là một cây nhỏ, có gai, cành thõng xuống. Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài; mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông, mép có răng cưa. có 3 gân dọc theo chiếu lá. Hoa trắng, mọc thành xim ở kẽ lá, trục chính dài 3,7mm. Quả hạch có vỏ quả ngoài nhẵn, màu vàng xanh, vỏ quả giữa dày, vị ngọt, hạch cứng xù xì. Đập hạch ra sẽ được nhân hạt táo, phơi khô gọi là táo nhân.

B. Phân bố thu hái và chế biến

Được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy quả ăn. Vào tháng 2-3 hái quả về, bỏ thịt lấy hạch xay ra được nhân, phơi hay sấy khô. Khi dùng để sống hay sao đen. Nếu dùng sống phải dùng liều thấp.

C. Thành phần hoá học

Nhiều tài liệu nghiên cứu về toan táo nhân, nhưng chưa thống nhất.
1. Có tài liệu (Trung Quốc hoá học tạp chí,1936) nói trong táo nhân có 2 loại phytosterol, một chất có độ chảy 288-290ºC, công thức là C26H42O2, tan trong ête, một chất có độ chảy 259-260ºC, tan trong clorofoc. Ngoài ra còn chứa dầu. Không có ancaloit.
2. Theo một tài liệu khác (Nhật dược chí, 1940) thành phần chủ yếu là axit betulinic tinh thể hình phiến, tan trong rượu, độ chảy 316-320ºC và betulin C30H28O3. Ngoài ra còn có nhiều vitamin C.
3. Theo sự nghiên cứu của hệ Dược viện y học Bắc Kinh gần đây, trong nhân hạt táo có 2,52% saponin và có phản ứng ancaloit.
Theo s. Shibata và cộng sự (Phvtochem. 1970,677 và 1974 13, 2829) trong nhân táo- Zizyphus jujuba Mill. var. spinosus Hu hoặc Ziziphus spinosus Hu có 0,1% saponin bao gồm jujubozit A và B với genin là jujubogenin với độ chảy 25-27ºC, αD25 = -36″ (trong cồn êtylic). Khi thuỷ phân jujubozit bằng axit sẽ được jujubogenin. và tiến lên một bước thành chất ebelin lacton có độ chảy 182-185ºC, (α)D = – 140(trong clorofoc).
4. Trong lá táo có rutin và quexetin.

D. Tác dụng dược lý

Năm 1956, Hồ Mộng Gia đã báo cáo ở Đại hội đại biểu hội sinh lý học Trung Quốc về tác dụng trấn tĩnh của toan táo nhân. Ông đã dùng dung dịch nước nhân hạt táo thụt vào dạ dày và ruột hoặc tiêm vào màng bụng chuột nhắt đã được kích thích bằng cách tiêm dung dịch cafein- bcnzoat natri thì thấy với liều 5g/kg thể trọng có tác dụng trấn tĩnh. Tác dụng này giống như tác dụng của thuốc ngủ bacbituric. Năm 1967, Viện chống lao Hà Nội đã xác minh lá táo có tác dụng chữa viêm phế quản khó thớ (Y học thực hành, 146, 8: 3).

E. Công dụng và liều dùng

Theo quan sát trên lâm sàng vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ rõ rệt (Dược học thông báo, 1953). Người lớn uống 15-20 hạt (tương đương với 0,8g-l,8g) thì có công hiệu. Dùng quá liều có thể bị trúng độc và mất tri giác, hôn mê. Nếu dùng liều cao (6-15g) như các sách cổ, cần sao đen đi vì sao đen có lẽ là một hình thức để giảm chất độc đi.
Theo tài liệu cổ. toan táo nhân có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tâm, can, đởm và tỳ. Có tác dụng bổ can, đởm, định tâm. an thần. Dùng chữa hư phiền không ngủ được, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi. Những người có thực tà, uất hoả không dùng được.
Đơn thuốc có toan táo nhân.
Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược: Toan táo nhân (sao đen) 6g, phục linh 5g, xuyên khung 3g, tri mẫu 4g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

Đừng nhầm toan táo nhân, (hạt quả táo ta ăn), với hạt quả cây keo hay bồ kết dại Leucaena glauca có nơi người ta cũng gọi là nam toan táo nhân vì trông 2 hạt gần giống nhau.
Ngoài hạt táo, nhân dân còn dùng lá táo chữa hen rất có kết quả: Ngày uống 200-300g lá táo sao vàng sắc với 3 bát nước, còn 1 bát chia 2 lần uống vào trước bữa ăn 1 giờ, uống liên lục từ 1 tuần đến 2 tháng (y học thực hành. 12- 1966, 24-28).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: