Rồi sau đó có mau thuộc bài hơn không, mình cũng không nhớ nữa. Chỉ biết rằng, giờ đây, mỗi khi thấy mấy đứa trẻ tụm năm tụm ba bên khóm cây thuộc bài rồi ngắt trộm một nhánh, trong lòng mình lại trào dâng một cảm giác thân quen. Ngày xưa, cứ nuôi niềm tin thơ dại lớn khôn để rồi bây giờ, khi thấy cây thuộc bài già đứng cỗi cằn, lá rũ vàng, khô quắt đi cũng không đành lòng vứt bỏ.
Không biết bạn có thích cây thuộc bài không nhưng mình thì rất thích nó. Bởi lẽ, cây thuộc bài vừa là kỷ niệm ngọt ngào về tuổi thơ, vừa là cây cảnh trang khí khu vườn lại vừa là cây thuốc.
Vài nét về cây trắc bách diệp
Trắc bách diệp, hay còn gọi là cây thuộc bài, cây trắc bá… có tên khoa học là Platycladus orientalis, thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) (1).
Trắc bách diệp là cây gỗ nhỏ, chỉ cao khoảng vài mét và phân nhánh nhiều. Đặc biệt, tán lá trắc bách diệp có hình tháp nên rất lý tưởng để trồng làm cảnh. Cây trắc bách diệp ít bị sâu bệnh nhưng thích khí hậu lạnh hơn (ở miền Nam, vào những mùa nắng nóng, cây thường có vẻ khô trụi, kém xinh tươi).
Trong thuocnam.mws.vn, người ta thường dùng lá cây trắc bách (gọi là trắc bách diệp) và nhân hạt (gọi là bá tử nhân). Với bá tử nhân, nếu đem sao lên rồi giã nát, ép bỏ dầu thì ta được vị thuốc bá tử sương.
Trắc bách diệp có tác dụng gì?
Theo thuocnam.mws.vn, cành non và lá cây trắc bách có vị đắng chát, tính hàn. Thông thường, người ta dùng lá trắc bách với các công dụng như:
Cách dùng: Mỗi ngày dùng từ 8 – 16 g lá, sắc lấy nước uống (có thể thu hái, phơi khô quanh năm nhưng để có dược tính tốt nhất thì nên hái vào tháng 9).
Bá tử nhân có tác dụng gì?
Ít ai chú ý đến quả và hạt của cây trắc bách nhưng đây lại là vị thuốc khá quen thuộc trong nhiều toa thuốc cổ truyền. Khác với lá trắc bách chuyên về cầm máu, nhân hạt trắc bách lại chuyên về bổ Tâm và Tỳ. Trong y học cổ truyền, nhân hạt trắc bá được biết đến với các công dụng như:
Cách dùng: Mỗi ngày, sắc uống từ 5 – 12 g bá tử nhân (nhân hạt trắc bá).
Ngoài ra, có thể kể đến bài thuốc kết hợp điều trị chứng xơ cứng động mạch vành bao gồm: bá tử nhân (8 g), đẳng sâm (16 g), bạch truật, củ mài, bo bo và quả dâu tằm chín (tang thầm) (mỗi vị 12 g), táo nhân và long nhãn (mỗi vị 8 g), tất cả cùng sắc uống, mỗi ngày một thang (bài thuốc này cũng có thể dùng cho người trong thời kỳ ổn định sau khi bị nhồi máu cơ tim).
Các bài thuốc có dùng trắc bách diệp
- Điều trị ho ra máu, thổ huyết, rong huyết: lấy 16 g lá trắc bách (đã phơi khô và sao cháy đen), 16 g lá huyết dụ (phơi khô) và 6 g gừng khô, tất cả cùng nấu với 2 chén nước, nấu đến khi nước rút còn lại một chén lưng (200 ml) thì ngưng và chia thành hai lần uống trong ngày.
- Cầm máu: Tùy theo tình hình bệnh trạng, lấy khoảng 10 – 20 g lá trắc bách, sao đen rồi nấu nước uống.
- Điều trị sâu răng, nhức răng: hái lá trắc bá tươi, rửa sạch rồi nhai với muối và ngậm trong giây lát.
- Điều trị chảy máu chân răng: lấy lá trắc bách, huyền sâm, thăng ma, hoàng liên và ngọc trúc (mỗi vị 12 g), sinh địa và thiên môn (mỗi vị 16 g), thạch cao (20 g), tất cả cùng cho vào ấm, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Điều trị động thai, băng huyết: lấy một nắm lá trắc bách khô (lưu ý sao đen) và nấu cùng với củ gai (khoảng 12 g), cỏ mực, ngải cứu (mỗi thứ 1 nắm) và cành cây tía tô (khoảng 12 g), đợi đến khi nước sắc lại thật đặc thì tắt bếp và uống hết trong 1 lần.
Lưu ý khi dùng
- Đối tượng: Những người bị tiêu chảy và có nhiều đờm không nên dùng nhân hạt trắc bách (bá tử nhân). Những người không phải thấp nhiệt thì không nên dùng lá trắc bá (trắc bách diệp).
- Thời gian sử dụng: Không nên dùng thuốc liên tục trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ (như chóng mặt, đau dạ dày, buồn nôn…).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: