Uống trà xanh kỵ gì?
Theo kinh nghiệm dân gian cũng như các ghi chép từ sách vở thì trà xanh kỵ các món sau đây:
1. Trà kỵ rượu nho (rượu vang, rượu bồ đào)
Được biết, rượu nho sẽ tốt cho sức khỏe nếu dùng với liều vừa phải. Tuy nhiên, nếu uống rượu nho cùng với trà thì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt, khiến cơ thể dễ bị thiếu chất.
2. Trà xanh kỵ đậu nành, tàu hủ và sữa đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như tàu hủ, tàu phớ, sữa đậu nành… đều chứa nhiều đạm thực vật. Trong khi đó, trà cũng chứa các axit amin, nếu dùng chung có thể tạo ra đạm axit tannic (chất gây hại cho sức khỏe).
3. Trà xanh kỵ trứng gà
Nước trà, đặc biệt là nước trà pha đặc sẽ chứa nhiều axit tannic, vì vậy, khi gặp chất đạm có trong trứng gà, trứng vịt, trứng cút… thì sẽ tạo thành kết tủa, gây khó tiêu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất đạm của cơ thể.
Vì vậy, khi uống trà thì không nên ăn các loại trứng nói chung (nếu muốn uống thì nên uống cách nửa ngày), bạn nhé!
4. Trà xanh kỵ thịt dê
Khi ăn thịt dê thì không nên uống trà vì thịt dê chứa nhiều chất đạm, khi kết hợp với chất chát có trong trà sẽ tạo thành chất khó tiêu, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
5. Trà nóng kỵ với đường
Vâng, bạn không nên cho đường vào trà khi trà còn nóng.
Lý do là: trong trà cũng có nhiều vitamin và axit amin, đặc biệt là lysine. Được biết, ở nhiệt độ cao, lysine sẽ phản ứng với đường và tạo thành chất lysine glycosylated gây hại cho cơ thể.
Những người nào không nên uống trà?
Trà là thức uống quen thuộc nhưng không phải ai cũng hợp với trà. Có những cơ địa, nếu dùng trà thì sẽ gây hại cho sức khỏe. Đó là:
- Người suy nhược cơ thể, gầy ốm, dễ đau bệnh khi thời tiết thay đổi: Nếu uống trà sẽ khiến cơ thể gầy ốm hơn, yếu mệt hơn.
- Người đang bị bệnh về dạ dày: Nếu uống trà nhiều sẽ làm tổn hại dạ dày.
- Người bị mất ngủ: Vâng, ai cũng biết trà giúp tỉnh táo, vì vậy, những người khó ngủ, mất ngủ… không nên uống trà (vì thần kinh sẽ căng thẳng thêm).
- Phụ nữ mang thai và trẻ em: Phụ nữ mang thai không nên uống trà vì trong trà có chứa chất kích thích thần kinh, không tốt cho cơ địa bà bầu. Với trẻ em thì cũng không nên uống trà vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và cơ thể trẻ cũng không hợp với các chất kích thích thần kinh.
Trà hợp với gì và ai nên uống trà?
Nhìn chung, trà hợp với mọi người (ngoại trừ những trường hợp đã kể ở trên).
Đặc biệt, những người sau đây dùng trà sẽ hỗ trợ cơ thể tốt hơn:
- Người bị hôi miệng: Ngậm trà hoặc uống trà sẽ giúp sát khuẩn miệng và tạo mùi thơm cho miệng, giúp miệng bớt hôi.
- Người hay bị tím bầm, dễ bị tai biến mạch máu não (đột quỵ): Uống nước nấu từ lá trà xanh sẽ giúp hỗ trợ cơ thể, chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các chứng trên.
Ngoài ra, khi uống trà, bạn có thể kết hợp thêm các món sau sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn, đó là:
- Quả táo (bom, pom): Quả pom có chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên (là flavonoid), vì vậy, kết hợp ăn táo cùng nước uống trà xanh sẽ giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch.
- Lá bạc hà (loại lá nhỏ, thơm): Uống ly trà xanh có thêm vài lá bạc hà sẽ giúp bạn sảng khoái, tỉnh táo và dễ chịu hơn. Không chỉ thế, thức uống này còn giúp giải khát, thúc đổ mồ hôi, hợp với những người bị áp lực công việc và học hành. Gợi ý: Nên chọn bạc hà doublemint vì nó có hương thơm dễ chịu.
- Rau sam: Vào những ngày có uống trà xanh, bạn nên ăn thêm canh rau sam (hoặc rau sam xào). Sự kết hợp này sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng đau và cải thiện tâm trạng.
Liều lượng: Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 hoặc 3 lần, không nên lạm dụng (1).
Lưu ý: Nên dùng trà được nấu từ lá trà xanh, như thế sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Ngày nay, cây trà xanh được bán khá rộng rãi nên bạn có thể mua về trồng thoải mái, bạn nhé!
Gửi câu hỏi cần giải đáp: