Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda)

Cao chè vằng nguyên chất

Đặc điểm trà hoa vàng Tam Đảo – Camellia tamdaoensis

Trà hoa vàng Tam Đảo là loài cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 2 – 4 m, cành non màu nâu nhạt, có lông mịn, cành già nhẵn. Lá có cuống, dài 7-9 mm, nhẵn. phiến lá hình bầu dục thuôn hoặc bầu dục rộng, dài 14,0-15,5 cm, rộng 5,0-7,0 cm, mặt trên phiến lá màu xanh đậm, láng, không lông, mặt dưới màu xanh tía đỏ, không lông, có nhiều điểm tuyến màu nâu đen, gốc lá hình nêm hoặc gần tròn, chóp lá có mũi nhọn, mép lá có răng cưa cùn hay nhọn, cách nhau không đều và thưa dần về phía gốc lá, gân bên 7-9 cặp, lõm sâu ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường kính khi nở khoảng 3,5-4 cm. Cuống hoa dài 5-7 mm. Lá bắc 5. Lá đài 5, hình móng hay gần tròn, có lông ở mặt trong và mép. Cánh hoa gồm 11-12 cánh, gần tròn, trứng ngược hoặc bầu dục, dài 1,4-2,2 cm, cả hai mặt đều có lông, các cánh hoa hợp với nhau và với bộ nhị 1-5 mm ở gốc. Bộ nhị cao 1,5-1,7 cm, hợp vòng ngoài khoảng 9 mm, chỉ nhị bên trong rời, có lông ở gốc. Bộ nhụy gồm 3-4 lá noãn, 3-4 ô, không lông. Vòi nhụy 3 hoặc 4, rời, dài khoảng 2,2 cm, không lông. Quả hình cầu dẹt, khía 3 rãnh, đường kính 4 cm, cao 2,3 cm. Quả 3 ô, 3 hạt trong mỗi ô, vỏ quả dày 2 mm Hạt có dạng bán cầu hay nêm, dài 1,5-1,7 cm, vỏ hạt nhẵn.

Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda

Hoa trà hoa vàng Tam Đảo

Hoa trà hoa vàng Tam Đảo

Mùa ra hoa: Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

Điều kiện sinh thái: mọc trong những thung lũng ẩm ướt trong rừng nhiệt đới ở độ cao 300-400 m,

Phân bố: Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo). Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.

camellia tamdaoensis

Qua kết quả nghiên cứu ở VQG Tam Đảo, Trà hoa vàng Tam Đảo sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ cây sinh trưởng tốt cao chiếm tới 73,91%, tỷ lệ cây sinh trưởng trung bình là 23,91% và tỷ lệ cây sinh trưởng xấu chỉ chiếm 2,17% là rất thấp. Như vậy cho thấy các cá thể Trà hoa vàng Tam Đảo trong quần thể rừng tự nhiên ở tuổi trưởng thành sinh trưởng phát triển rất tốt, với 97,83% là những cây phát triển tốt và trung bình chứng tỏ điều kiện hoàn cảnh ở đây rất phù hợp với điều kiện sinh thái và thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của loài.

Camellia tamdaoensis

Camellia tamdaoensis Hakoda et Ninh

1. Cành và lá; 2. Nụ hoa; 3. Hoa nhìn bên; 4. Hoa nhìn từ trên xuống;

5. Cuống hoa, bộ nhị và nhụy; 6. Bộ nhụy; 7. Nhị; 8. Quả; 9. Hạt

Trong thí nghiệm nhân giống vô tính bằng hom cho thấy khả năng nhân giống bằng hom Trà hoa vàng Tam Đảo thành công là hiện thực, góp phần vào nhân giống bảo tồn phát triển nguồn gen của loài. Công thức thí nghiệm đạt kết quả cao nhất là công thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA 1% có thể cho tỷ lệ ra rễ của hom đạt 52,78%.
Nhìn chung, cả hai đối tượng nghiên cứu đều có sức sống cao, tuy vậy sức sống đó vẫn chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Với cả hai loài Trà qu‎ý này đều có triển vọng nhân giống sinh dưỡng bằng hom.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: