Được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trà, trà hoa vàng là thức trà được khoa học thế giới đánh giá rất tốt bởi giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thức trà này.
- Tên dược liệu: Trà hoa vàng
- Tên gọi theo từng vùng: Kim hoa trà, Trà rừng, Trà trường thọ….
- Tên khoa học: Camellia chrysantha
- Họ: Theaceae (Chè)
Những đặc điểm của dược liệu
Trà hoa vàng hay còn được gọi là kim hoa trà mang những đặc trưng sau đây:
- Trà thân gỗ, màu xanh và chỉ cao trong khoảng từ 2 mét đến 5 mét, cành mọc thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt, rất dễ nhận biết.
- Lá trà đơn, có hình tròn, dài hẹp và mọc cách. Phiến lá trà thuôn và có chiều rộng khoảng 4c-5cm, chiều dài khoảng 11cm – 14cm. Đặc điểm của lá không có lông, phía có có răng cưa nhỏ, gân bên 10 đôi và cuống lá dài khoảng 6mm.
- Hoa trà hoa vàng thường mọc đơn trên cuống lá, mỗi hoa sẽ có khoảng 8 đến 10 cánh hoa, màu vàng sáp bóng khá bắt mắt. Thoạt nhìn, nhiều người sẽ cảm tưởng như cánh hoa trong suốt. Lá bắc dài, màu xanh đậm, gân xanh, vòi nhụy 3-4, dính nhau một phần. Hoa có đường kính rộng 5-6cm, tuy nhiên có khá nhiều thế đa dạng và kiều diễm. Cũng chính bởi vậy, ngoài việc sử dụng làm dược liệu chữa bệnh, kim hoa trà còn được nhiều gia đình đặt trong nhà hoặc khuôn viên vườn để trang trí.
- Cây đơm lộc từ tháng 1 đến tháng 3 rồi sau đó sẽ ra lá mới. Trung bình sẽ mất khoảng 2-3 năm để lá già rụng đi. Hoa trà sẽ nở vào tháng 11 và sẽ tàn vào tháng 3 năm sau.
Dược liệu hoa vàng phân bổ như thế nào?
Tại Trung Quốc, cây trà hoa vàng giống là một trong những loại cây được bảo vệ số một. Là một dược liệu quý nhưng kim hoa trà đã và đang bị đe dọa bị mất môi trường sống. Thêm vào đó, sự khai thác quá mức của con người khiến dược liệu này tại đất nước Trung Quốc ngày càng hiếm.
Tại Việt Nam, cây trà thường mọc ở những nơi có đất tơi xốp, nơi có bóng râm và thoát nước thấp. Tuy vậy, kim hoa trà ở nước ta phân bổ khá hẹp, chúng ta hầu như chỉ thể tìm kiếm dược liệu này mọc hoang ở một số tỉnh như: Nghệ An, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Quảng Ninh…
Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng, hiện nay có rất nhiều cơ sở, trung tâm trên cả nước đã nhân giống và nuôi trồng thành công trà hoa vàng.
Phân loại trà hoa vàng
Việc phân loại dược liệu này khá đơn giản. Tùy thuộc vào vị trí phân bổ và gieo trồng, có thể phân chia các loại kim hoa trà như sau:
- Trà hoa vàng Quảng Ninh còn gọi là trà hoa vàng Ba Chẽ
- Trà hoa vàng Đà Lạt hay còn gọi là trà hoa vàng Lâm Đồng
- Trà hoa vàng Nghệ An còn gọi là trà hoa vàng Quế Phong
- Trà hoa vàng Vĩnh Phúc
Trong tất cả những giống kim hoa trà thì trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh là thức trà nổi trội hơn với dược tính cao và hương vị thơm ngon đặc biệt. Thức trà này có một số đặc điểm nổi bật như:
- Cây thuộc thân gỗ nhà và có rễ cọc.
- Lá có màu xanh nhạt ở mặt trên, điểm đốm vàng lấm chấm, bên dưới lá có màu xanh đậm hơn.
- Hoa trà sẽ nở từ mùa thu năm trước và kéo dài tới mùa xuân năm sau. Khi vào chính mùa, hoa sẽ nở nhiều, với số lượng rất lớn và điều đặc biệt là chúng giữ được màu rất lâu. Theo kinh nghiệm dân gian, một cây trà có khả năng phát triển tốt thường có khoảng 30 đến 50 bông hoa.
Với những giá trị của giống trà Ba Chẽ mang lại, thức trà này thường được trưng bày tại các lễ hội, triển lãm và được rất nhiều người quan tâm. Hơn nữa, không ít gia đình tại khu vực này trồng trà hoa vàng làm giàu và mang lại được hiệu quả khá tốt.
Thu hái và bào chế dược liệu
Lá, búp non và hoa là những bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Điều này đã được các nhà khoa học tại Nhật Bản và Mỹ nghiên cứu, chứng minh và đánh giá. Theo kinh nghiệm, lá và búp có thể được thu hoạch vào bất kỳ mùa nào trong năm mà không hề ảnh hưởng tới dược tính. Tuy nhiên, hoa là bộ phận có giá trị nhất và được thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Đây được cho là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch hoa, khi dược liệu có đầy đủ các dưỡng chất nhất.
Về việc bào chế, có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc sao vàng, phơi và sấy khô để thành trà hoa vàng khô. Thông thường, để có được 1kg hoa trà khô, cần phải dùng 10kg hoa tươi để bào chế.
Sử dụng dược liệu khô có thể để được lâu và không mất đi dược tính của trà. Tuy nhiên, người dùng cần phải bảo quản trà hoa vàng sấy khô đúng cách. Sử dụng hộp, bình hoặc túi bóng kín để chứa trà hoa vàng, đặt tại những khu vực khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt.
Uống trà hoa vàng có tốt không và trà hoa vàng có tác dụng gì tới sức khỏe người dùng?
Chắc chắn, không hề ngẫu nhiên khi kim hoa trà là thức uống cao cấp, có giá trị và được nhiều người tin dùng. Công dụng của dược liệu này đã được y học cổ truyền cũng như nghiên cứu khoa học hiện đại kiểm chứng và chứng minh.
Trà hoa vàng tác dụng trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, thức trà này được đánh giá có vị ngọt, tính bình, hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng. Chúng được quy vào ba kinh là thận, cân và tâm. Cũng bởi tính vị đó, dược liệu này có tác dụng trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý sau đây:
- Hỗ trợ và tác động vào quá trình điều trị u ác tính, ngăn ngừa nhiều căn bệnh ung thư.
- Giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não và điều trị chứng huyết áp cao hiệu quả.
- Giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa nhiều bệnh lý về tim mạch.
- Thanh nhiệt cơ thể, thanh lọc những chất độc ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.
- Có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, đái tháo đường.
- Tăng cường sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ đối với người cao tuổi.
- Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng trà hoa vàng có tác dụng giảm cân, kiểm soát cân nặng.
Trà hoa vàng công dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại
Những nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đã phân tích và chỉ ra được những thành phần, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe có trong kim hoa trà. Trong các dưỡng chất đó, có tới 33.8% hoạt chất có khả năng ức chế và tác động tới quá trình làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng như: Zn, Gemon … cùng các axit amin khác có hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy, sử dụng trà hoa vàng chữa bệnh gì?
- Tác động tới quá trình điều trị bệnh đái tháo đường: Điều hòa lượng đường trong máu, giúp cải thiện chứng bệnh đái tháo đường hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất oxy hóa có khả năng “dọn dẹp” các gốc tự do, giúp cân bằng quá trình chuyển hóa trong cơ thể và đốt cháy chất béo rất tốt. Chính bởi những công dụng đó, sử dụng trà hoa vàng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Là “thuốc bổ” cho hệ tim mạch: Sử dụng trà hoa vàng có tác dụng lưu thông khí huyết và điều hòa mỡ máu bởi hoạt chất polyphenol và polysaccharide trong dược liệu. Các hoạt chất đó gây ức chế và tác động tới sự hình thành, phát triển của axit béo có trong cơ thể, giúp ổn định huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu, hạn chế các huyết khối, từ đó giúp ngăn ngừa và phòng chống các bệnh lý về tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch cơ cơ thể.
- Thanh lọc cơ thể và giúp giải độc gan: Sử dụng trà hoa vàng như một bài thuốc giúp đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài, tiêu diệt cholesterol trong gian. Bên cạnh đó, dưỡng chất từ Flavonoid giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các virus vào gan, trong đó có virus viêm gan C.
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều hoạt chất có trong trà hoa vàng có thể ngăn ngừa sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư. Bởi vậy, với những bệnh nhân đang bị ung thư chuyển sang giai đoạn nặng, sử dụng thức trà này giúp tác động tới quá trình điều trị hiệu quả.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, an thần: Với những người thường xuyên bị mệt mỏi, phải làm việc quá công xuất thì đây là một thức trà giúp tinh thần thỏa mái, giảm mệt mỏi, tập trung làm việc.
- Chữa mất ngủ kinh niên: Khác một số loại trà khác có chứa caffeine, trà hoa vàng không chứa thành phần này. Đồng thời sử dụng dược liệu giúp điều trị bệnh mất ngủ kinh niên hiệu quả. Dùng trà trước khi đi ngủ khiến bạn vào giấc nhanh hơn và giấc ngủ cũng sâu hơn.
Cách dùng trà hoa vàng đúng cách và hiệu quả
Cách pha trà, thưởng trà và cách sử dụng trà hoa vàng giúp trà đảm bảo được đầy đủ dược tính và mang lại hiệu quả tốt nhất đối với sức khỏe của người dùng.
Dùng kim hoa trà ngâm rượu
Dược liệu ngâm rượu là một trong những bài thuốc được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả mà rượu thuốc mang lại. Với kim hoa trà, người dùng có thể ngâm rượu theo các bước sau đây.
Chuẩn bị nguyên liệu: hoa, nụ, quả trà non và rượu trắng 40 độ
Các bước thực hiện:
- Ngâm thành hai bình khác nhau, 1 bình ngâm quả non và 1 bình ngâm hoa và nụ.
- Ngâm theo tỷ lệ 100gr dược liệu với 1 lít rượu trắng.
- Ngâm trong khoảng thời gian nhất định, khi các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra rượu thì có thể sử dụng.
Người dùng cần phải lưu ý về liều lượng sử dụng mỗi ngày, không nên lạm dùng quá nhiều. Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ nên uống 50ml mỗi ngày và chia thành hai lần uống.
Sử dụng dược liệu chữa mẩn ngứa
Hoạt chất có trong kim hoa trà có tính sát khuẩn cao. Vậy nên đây còn là bài thuốc chữa những bệnh lý ngoài da khá hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Sử dụng lá hoa trà khô hoặc tươi, rửa sạch để loại bỏ chất bẩn rồi để ráo.
- Cho lên ấm và đun sôi với nước trong khoảng 15 đến 20 phút rồi tắt bếp.
- Thêm muối tinh vào thuốc để gia tăng tính sát khuẩn hơn.
- Sử dụng nước để rửa những vị trí bị mẩn ngứa, lở loét.
Cách pha trà hoa vàng theo tiêu chuẩn
Theo dân gian truyền lại, khi pha bất kỳ loại trà nào, sử dụng nước giếng đun sôi và pha là tốt nhất. Bởi lẽ, trong nước giếng có rất nhiều khoáng chất, khi kết hợp với trà mang lại hương vị rất riêng biệt. Tuy nhiên hiện nay rất ít nơi còn sử dụng giếng. Vậy nên, người dùng có thể sử dụng nước lọc hoặc nước máy để tra pha với cách pha trà hoa vàng tươi dưới đây:
- Chuẩn bị 6-10 bông hoa và cho vào ấm hoặc bình thủy tinh, hãm cùng 200ml nước sôi.
- Thêm một chút muối tinh để cánh hoa đẹp hơn khi pha.
- Để khoảng 10 đến 15 phút, chờ tới khi các dưỡng chất từ hoa trà ngấm ra nước rồi có thể sử dụng.
Người dùng có thể sử dụng trà thay nước uống hàng ngày để gia tăng sự hiệu quả của dược liệu đối với sức khỏe. Nước trà trong, màu vàng với hương thơm dịu nhẹ và vị ngọt đặc trưng của kim hoa trà. Ngoài cách pha trà hoa vàng tươi, bạn có thể tham khảo về cách pha trà bằng dược liệu khô.
Sử dụng trà vào thời điểm nào?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, người dùng có thể sử dụng trà từ dược nhiều nhiều lần trong một ngày. Tuy nhiên, sử dụng trà vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 30 phút là thời điểm thích hợp và tốt nhất. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ được tối đa dưỡng chất có trong dược liệu, đồng thời giúp bạn có một tinh thần tốt, tâm lý thỏa mái trong một ngày làm việc. Ngoài ra, sau những bữa nhậu, sử dụng nhiều rượu bia, đây còn là thức trà giúp giải rượu rất tốt.
Cần phải lưu ý những gì khi sử dụng dược liệu kim hoa trà
Để việc sử dụng trà đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng cần phải lưu ý những điều sau đây trong quá trình sử dụng:
- Phải tham khảo và nghe lời khuyên, ý kiến từ những chuyên gia, những người có chuyên môn khi sử dụng.
- Không được tự ý kết hợp trà và sử dụng thuốc Tây, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không dùng trà trước những những bữa ăn, điều này khiến bạn xảy ra tình trạng say trà.
- Không sử dụng trà với sữa, điều này sẽ làm phản tác dụng của dược liệu.
- Sử dụng kim hoa trà kết hợp với lan kim tuyến, vừa bổ sung hương vị cho thảo dược, đồng thời tăng cường thêm chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Hiện nay có rất nhiều đại lý, trung tâm dược liệu trên toàn quốc bán sản phẩm trà hoa vàng. Tuy nhiên, người dùng hãy tìm kiếm và lựa chọn địa điểm tin cậy, đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm. Sử dụng dược liệu tốt sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe của người dùng.
Với những chia sẻ trên đây của chuyên trang, hy vọng đó sẽ là nguồn kiến thức bổ ích về trà hoa vàng gửi tới quý bạn đọc. Khi sử dụng dược liệu, để kim hoa trà cung cấp đầy đủ dược tính nhất cho cơ thể, hãy thật lưu ý về cách pha trà cũng như dùng đúng cách, đúng mục đích.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: