Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Trà hoa hồng ngăn ngừa ung thư hiệu quả hay nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Trà hoa hồng là gì?

Trà hoa hồng là loại trà được làm từ nụ hoa hồng chưa nở. Được chị em phụ nữ rất yêu thích. Có thể là vì hoa hồng là một loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Hoặc loại trà này có hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp. Khi pha trà có màu ánh hồng, vị chua dịu, hơi ngọt, rất dễ dùng.

Trà hoa hồng có tác dụng gì?

Trà hoa hồng có tác dụng làm đẹp da

Trong cánh hoa hồng có chứa nhiều vitamin A, E giúp giữ ẩm và làm săn chắc da, giảm các nếp nhăn và hạn chế sự xuất hiện của quầng thâm. Ngoài ra, vitamin C là chất chống oxy hóa có hàm lượng rất nhiều trong trà hoa hồng. Vitamin được hấp thụ qua đường thực phẩm sẽ tốt hơn nguồn vitamin C bằng viên uống. Vì vậy trà hoa hồng chính là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng.

Trà hoa hồng có tác dụng gì? Uống trà hoa hồng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, đó là protein giúp da luôn khỏe đẹp. Ngoài ra còn hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch. Trong trà hoa hồng có chứa chất kháng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn hình thành mụn trứng cá. Khi da bị tổn thương do dị ứng, đỏ rát, ánh nắng mặt trời thì trà hoa hồng cũng có thể cải thiện tình trạng đó, giúp làm đẹp da.

Trà hoa hồng làm đẹp da

Trà hoa hồng có tác dụng giúp giảm cân

Việc uống trà hoa hồng giữa các bữa ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đói bụng, giúp cho việc kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Trà hoa hồng có tác dụng gì? Trà hoa hồng có tác dụng tăng cường trao đổi chất và có lượng calo thấp. Nhờ vậy có thể giúp giảm lượng mỡ và ngăn ngừa lượng mỡ tích lũy trong cơ thể. Thay thế trà hoa hồng bằng các loại nước uống có đường khác là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc giảm cân.

Trà hoa hồng có tác dụng chữa đau họng và cảm cúm

Thực ra các bạn có thể chưa biết, vitamin C có trong trà hoa hồng còn nhiều hơn cả cam và chanh. Giúp chữa các cơn đau họng và chứng cảm cúm thông thường. Ngoài ra trong trà hoa hồng còn chứa nhiều vitamin B1, B2, K, β-carotene cùng các hoạt chất tanin, pectin giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng.

Trà hoa hồng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trà hoa hồng có tác dụng gì? Trà hoa hồng có khả năng kích thích mật, giúp cải thiện chức năng ruột và tiêu hóa chất béo. Ngoài ra còn giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi ở ruột. Pectin liên kết với chất béo và cholesterol ở trà hoa hồng nhờ đó loại bỏ chúng trước khi cơ thể hấp thụ. Ngoài ra nó còn là một liệu pháp tự nhiên để chữa táo bón, kiết lỵ và trị tiêu chảy.

 

Trà hoa hồng có tác dụng giảm căng thẳng

Trà hoa hồng có thể sử dụng để làm kế hoạch điều trị bệnh trầm cảm. Sử dụng trà hoa hồng là một phương pháp tự nhiên giúp giảm căng thẳng, suy tư, âu lo. Dù không hoàn toàn điều trị hết bệnh trầm cảm nhưng nó được xem như một phần trong quá trình trị liệu.

Trà hoa hồng có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Các đột biến gen gây ung thư có thể bị ngăn chặn bởi các chất chống oxy hóa mạnh có trong hoa hồng. Hàm lượng anthocyonin cao giúp cho chiết xuất hoa hồng có được đặc tính chống đột biến gen.

Trà hoa hồng có tác dụng gì? Trà hoa hồng có chứa chất chống oxy hóa EGCG, catechin và polyphenol, giúp cơ thể tránh được các tác hại của tế bào gốc tự do. Từ đó có tác dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Cách pha trà hoa hồng tốt cho sức khỏe

Hiện nay trên thị trường nhiều chỗ kinh doanh hoa hồng, tuy nhiên nhiều người sử dụng sản phẩm lo lắng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản cao. Nên ai có hoa hồng trồng ở nhà thì có thể tự sao không để sử dụng.

 

Nguyên liệu, vật liệu

  • Hoa hồng tươi, rửa sạch 500 gram
  • Chọn 20 viên đá cuội to bằng lòng bàn tay
  • Hộp đựng trà nên chọn hộp có chất liệu bằng gỗ
  • Chảo gang loại lớn
  • Một cái vải xô mỏng, to có thể trùm kín nong
  • Mẹt tre, nong cỡ lớn

Cách làm trà hoa hồng tươi

  • Lấy 2 chậu nước sách, thêm 2 thìa nước muối vào 1 chậu. Rửa từng bông hoa hồng trong chậu có nước muối. Sau đó rửa lại với nước sạch để loại bỏ muối còn sót trong cánh hoa.
  • Đặt bông hóa úp xuống mẹt, cẳng hoa hướng lên để cho thoát hết hơi nước trong cánh hoa.
  • Phủ vải xô mỏng lên kín mẹt, để ở chỗ thoáng mát trong 3 tiếng để cho hoa khô hẳn. Không để chỗ có ánh nắng trực tiếp hoặc nóng nực để tránh hoa bị ngã màu.
  • Đặt đá cuội lên chảo gang và cho lên bếp củi, khi đá nóng hạ nhỏ lửa, giữ đủ cho chảo luôn nóng.
  • Dàn đều hoa hồng đã ráo nước lên mặt đá cuội. Đun nhỏ lửa trong 3 tiếng để hoa khô hoàn toàn.
  • Cuối cùng để nguội, cất trà hoa hồng vào hộp đựng, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Cách pha trà hoa hồng

 

Cách 1: Cách dùng trà hoa hồng khá đơn giản, thường ngày, bạn chỉ cần lấy 8 đến 12 nụ hoa hồng khô, cho vào trong bình, thêm nước nóng vào và đậy nắp chờ khoảng 5 đến 7 phút cho hoa hồng tiết ra những tinh chất cần thiết, để bớt nóng là có thể uống được.

Cách 2: Kết hợp 20g nụ hoa hồng khô với 6 quả táo đỏ hoặc 10g sâm, vào cốc và thêm nước ấm vào, bạn sẽ có một tách trà đẹp da, bổ máu, khí huyết lưu thông. Đối với những bạn có các vấn đề bệnh lý ở thận, có thể thêm vào ít vỏ quýt khô.

Cách 3: Trà nụ hoa hồng sấy khô nếu được kết hợp với hoa cúc, trà hoa nhài sẽ càng tuyệt vời hơn nữa. Không được thêm trà mạn hay trà xanh vào trong nước trà hoa hồng, vì chất axit tanic có trong trà có thể làm giảm công dụng của hoa hồng.

Cách làm trà sữa hoa hồng

Nguyên liệu: 4 gói trà túi lọc, 10 nụ hồng sấy khô, 2 muỗng cafe đường, 200 ml sữa tươi có đường.

Cách làm trà:

Bước 1: hòa tan 2 muỗng đường 400 ml nước sôi, rồi ngâm 4 gói trà túi lọc với 10 nụ hoa hồng 10 phút để tạo mùi thơm cho trà.

Bước 2: đun sôi sữa tươi, đánh đều để cho sữa nổi bọt từ 3 đến 4 phút. Sau đó đổ phần cốt trà vào. Cuối cùng để nguội và uống sẽ ngon hơn khi để lạnh.

Trà sữa hoa hồng

Làm thế nào để uống trà hoa hồng đúng cách?

Mỗi lần pha trà hoa hồng không nên dùng quá nhiều. Tốt nhất là dùng từ khoảng 6 – 10 nụ hoa hồng là đủ để có một ly trà ngon.

Thời điểm tốt nhất để dùng trà là trước khi đi ngủ. Hoặc nếu bạn đang muốn giảm cân thì có thể dùng nó trước mỗi bữa ăn để hạn chế hấp thụ nhiều calo vào cơ thể.

Khi dùng, không thêm trà mạn, trà xanh vào trong nước trà hoa hồng. Bởi vì như vậy sẽ làm giảm công dụng của trà.

Nụ hoa hồng sấy khô

Nụ hoa hồng sấy khô là nguyên chính tạo nên trà hoa hồng vừa thơm ngon lại tốt cho cho sức khỏe. Đặc biệt là có tác dụng làm đẹp tuyệt vời. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để điều chế bột hoa hồng. Đây cũng là sản phẩm làm đẹp rất được chị em phụ nữ ưa chuộng hiện nay.

Công dụng của nụ hoa hồng sấy khô

Trong đông y, nụ hoa hồng sấy khô thường được sử dụng như một thảo dược quý để điều trị nhiều chứng bệnh vô cùng hữu hiệu. Cánh hoa hồng có chứa vitamin C, carotene, vitamin nhóm B, K và vô số các khoáng chất thiết yếu khác.

Ngoài ra, nụ hoa hồng sấy khô còn có chứa canxi, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất tốt hơn. Kali trong hoa hồng cũng đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của tim mạch. Vì vậy mà nụ hoa hồng thường được sử dụng làm trà để uống với rất nhiều công dụng tuyệt vời.

Nụ hoa hồng sấy khô

Cách dùng nụ hoa hồng sấy khô thơm ngon

Có rất nhiều cách để sử dụng nụ hoa hồng sấy khô vô cùng đơn giản và thơm ngon lại còn bồi bổ, tốt cho sức khỏe. Sau đây là một vài cách dùng mà bạn nên biết.

Dùng nụ hoa hồng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Nụ hoa hồng trắng 10 – 20g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà.

Dùng nụ hoa hồng chữa ho

Nụ hoa hồng 25g, đường phèn lượng đủ dùng. Sắc uống hàng ngày, uống lúc còn nóng. Uống liền 2 tuần.

Dùng nụ hoa hồng chữa táo bón do nhiệt

Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 25 – 45g, hãm với 150ml nước sôi trong 20 – 30phút. Có thể thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 3 -4 lần trước bữa ăn. Uống liền 15 ngày, có thể nhắc lại liệu trình mới.

 

Ai không nên uống trà hoa hồng?

Trà hoa hồng là một loại trà rất lành tính, rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Vì vậy, có thể dùng cho mọi đối tượng (ngoại trừ phụ nữ đang mang thai). Tuy nhiên, khi dùng, bạn nên dùng với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng. Tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: