Có nên sử dụng các loại cây thuốc nam để trị bệnh gan?
Gan chính là một trong những cơ quan nội tạng lớn của cơ thể thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau. Nó chính là một phần trong hệ tiêu hóa duy trì một số chức năng phổ biến như giải độc, tổng hợp protein cũng như sản sinh ra một số hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời nó còn có rất nhiều các tác dụng khác.
Vấn đề ăn uống không đảm bảo hay sự tấm công của các tác nhân gây hại có thể khiến gan gặp tổn thương. Thông thường, với trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh và chữa lành tổn thương ở gan.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc sử dụng các cây thuốc nam để trị bệnh gan cũng được cho là lựa chọn tốt. Nhất là khi bệnh còn ở giai đoạn sớm với các triệu chứng còn nhẹ.
Ưu điểm lớn nhất của việc dùng cây thuốc nam trị bệnh gan là sự lành tính, ít gây ra các phản ứng phụ. Một số thành phần trong cây thuốc nam có dược tính tốt tương tự như các loại thuốc Tây.
Dùng cây thuốc nam trị bệnh gan không chỉ giúp đáp ứng triệu chứng mà còn tăng cường chức năng gan, giúp cho cơ quan này được khỏe mạnh hơn. Nhưng chỉ nên xem nó như một cách để hỗ trợ điều trị bệnh.
Đặc biệt cần nhớ rằng, việc điều trị bệnh gan bằng các cây thuốc nam không thể nào đáp ứng trong trường hợp bệnh nặng. Và nó cũng không có tác dụng thay thế cho phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Top 5 cây thuốc nam trị bệnh gan tốt nhất kèm hướng dẫn sử dụng
Có rất nhiều loại cây thuốc nam từ lâu đã góp tên mình trong các bài thuốc điều trị bệnh. Đối với các bệnh về gan thì một số loại cây dưới đây là được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất:
1. Cây kế sữa chữa bệnh gan
Đây là loại cây đã được sử dụng trong khắc phục các vấn đề về gan từ rất lâu đời. Loại thảo dược này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, hiện nay được trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền trung nước ta.
Hoạt chất flavonolignan và silymarin dồi dào trong cây kế sữa đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là đem lại tác dụng tuyệt với với chức năng gan. Không chỉ ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại mà còn tăng cường khả năng giải độc, giúp gan hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn giúp tái tạo các tế bào gan, bao gồm cả những tế bào gan bị hủy hoại do các chất độc hại. Cây kế sữa được dùng phổ biến trong điều trị gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan B…
Hướng dẫn sử dụng:
- Cách thứ nhất: Dùng 50g lá kế sữa khô hãm chung với 1 lít nước sôi và dùng để uống trong ngày như nước lọc thông thường.
- Cách thứ hai: Kết hợp 20g kế sữa cùng với 30g cà gai leo và 20g xạ đen. Đun sôi các thảo dược trên với 1,2 lít nước và dùng uống trong ngày.
2. Tác dụng chữa bệnh gan của cây dứa dại
Hầu hết các bộ phận của cây dứa dại đều có tác dụng điều trị bệnh rất hữu hiệu. Nói đến các bệnh về gan, quả dứa dại có tác dụng bổ máu, giải độc rượu… được sử dụng trong khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm gan do virus.
Rễ dứa dại được biết đến với tác dụng hạ sốt, kích thích cơ thể tiết mồ hôi nên trở thành vị thuốc không thể thiếu trong điều trị viêm gan, phù thũng. Ngoài ra, Bromelain – một loại enzym chiết xuất từ dứa dại còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng ung thư do bệnh xơ gan gây ra.
Hướng dẫn sử dụng:
- Chữa viêm gan siêu vi: Cần chuẩn bị 12g quả dứa dại khô, 8g diệp hạ châu, 12g nhân trần, 12g hồ trượng căn, 8g trần bì, 6g ngũ vị tử, 4g cam thảo. Tất cả dược liệu cho vào ấm sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ đến khi còn 450ml. Chia nước thuốc thành 3 lần uống/ngày, chú ý uống khi bụng đói.
- Chữa xơ gan cổ trướng, phù thũng: Cần có 35g rễ dứa dại khô, 25g rễ cỏ xước, 25g cỏ lưỡi mèo. Tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi trong 10 phút với 1 lít nước. Dùng nước thuốc uống trong ngày giống như uống nước lọc bình thường.
3. Trị bệnh gan với cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực, từ lâu đã được dùng để điều trị nhiều bệnh lý, phải kể đến là các bệnh về gan. Điển hình nhất là men gan cao hay gan nhiễm mỡ.
Theo các tài liệu Đông y, cỏ nhọ nồi có tính ấm, vị ngọt với khả năng bổ thận âm, thanh can nhiệt. Các nghiên cứu hiện đại cũng tìm thấy nhiều hoạt chất như Ancaloit, Caroten, Isoflavonoids, Flavonoids hay các thành phần như Sterols, Aldehyd… trong cỏ nhọ nồi có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của gan.
Một nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội cũng đã chỉ ra rằng: Cao cỏ nhọ nồi có tác dụng tốt trong việc bảo vệ gan nhờ khả năng hạn chế sự tăng men gan cũng như trọng lượng gan. Đồng thời còn giúp hạn chế tổn thương gan do bệnh xơ gan gây ra.
Hướng dẫn cách dùng:
- Chuẩn bị: 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy và 15g trạch tả.
- Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào ấm sắc và sắc chung với 500ml nước trên lửa nhỏ. Đến khi lượng nước thuốc cô lại còn 150ml thì tắt bếp. Mỗi ngày chỉ sử dụng một thang thuốc duy nhất.
4. Chữa bệnh gan với cây chó đẻ
Cây chó đẻ còn được gọi với tên diệp hạ châu có vị đắng hơi ngọt và tính mát. Loại thảo dược này có tác dụng nổi bật nhất là giải độc gan, thanh can. Chính vì thế được ứng dụng khá phổ biến trong hỗ trợ điều trị xơ gan siêu vi trùng.
Một số thành phần hợp chất trong cây chó đẻ như phylteralin, tritequen, tamin, hypophyllanthin, nirathin… với tính năng bảo vệ gan rất tốt. Ngoài việc điều trị các bệnh về gan thì loại thảo dược này còn phù hợp với những người uống nhiều bia rượu, giúp giảm nguy cơ nhiễm độc gan.
Hướng dẫn sử dụng:
- Chữa bệnh viêm gan B: Chuẩn bị 30g chó đẻ, 12g trần bì, 12g sài hồ, 12g chi tử, 12g hạ khô thảo. Các dược liệu đem sắc với 1 lít nước và uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa xơ gan cổ trướng: Dùng 20g chó đẻ sao khô và sắc nước 3 lần. Tiến hành trộn chung các nước sắc và thêm 150g đường tiếp tục đun sôi cho đường tan. Chia thuốc ra thành nhiều lần uống trong ngày và dùng liên tục trong khoảng 30 ngày. Chú ý giảm muối và tăng thực phẩm có chứa nhiều chất đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Chữa suy gan: Chuẩn bị 20g chó đẻ sao khô cùng 20g cam thảo đất sao khô. Đem dược liệu sắc với 1 lít nước và dùng uống hàng ngày mỗi ngày 1 thang thuốc.
- Chữa viêm gan do virus: Dùng 20g chó đẻ sao khô và sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc rồi thêm 50g đường tiếp tục đun sôi cho đường tan. Chia nước thuốc thành 4 lần uống/ngày.
Lưu ý, không nên quá lạm dụng cây chó đẻ trong điều trị các bệnh về gan. Việc sử dụng trong thời gian quá dài sẽ khiến cơ thể quá hàn, có thể làm giảm khả năng thụ thai. Đồng thời sử dụng khi không có bệnh còn khiến cho gan, mật tiết dịch bất thường khiến cơ thể mất cân bằng.
5. Cách dùng Atiso trị bệnh gan
Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus vị đắng nhạt, tính mát cùng hương thơm dịu nhẹ. Từ lâu loại thảo dược này đã được sử dụng làm vị thuốc cũng như rau ăn.
Atiso được biết đến rộng rãi với tác dụng nhuận gan, tăng tiết mật và bảo vệ gan khỏi sự tấn công của chất độc. Ngoài ra, atiso còn chứa khá nhiều các hợp chất quý rất có lợi cho cơ thể như Flavonoid, Cynaopicrin hay các acid hữu cơ.
Sử dụng atiso đúng cách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như giúp giải độc và tăng cường chức năng gan, điều trị tăng men gan. Đồng thời nó còn giúp tăng bào tiết dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa và hạ cholesterol máu.
Hướng dẫn cách dùng:
- Sử dụng ở dạng khô: Chuẩn bị 10g hoa atiso khô đem đun sôi với 1 lít nước và dùng trong ngày.
- Sử dụng ở dạng tươi: Cần có khoảng 300g hoa atiso tươi cùng với 300g gan lợn. Dùng các nguyên liệu này để nấu canh ăn hằng ngày.
Việc sử dụng các loại cây thuốc nam trị bệnh gan được đánh giá là an toàn nhưng tác dụng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Đặc biệt nên tham khảo trước bác sĩ và sử dụng đúng cách để tránh rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: