Bệnh trĩ nội là gì?
Khái niệm bệnh trĩ
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục. Nó sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Phân loại bệnh trĩ
Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
- Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium) .
Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
- Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Yếu tố, nguy cơ gây nên bệnh trĩ nội
- Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
- Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ
- Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
- Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:
- Rặn khi đi cầu
- Ngồi lâu trên bồn cầu
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Béo phì
- Mang thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
9 tên các loại trị bách bệnh cực tốt: Bạc hà, Thì là, Đinh lăng… Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo bài viết của chúng tôi ngay nhé.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:
- Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
- Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
- Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
- Sưng vùng quanh hậu môn
- Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)
Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:
- Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại. Thì cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.
- Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy . Phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
chữa bệnh trĩ nội
Cây rau diếp cá
Một trong thảo dược chữa bệnh trĩ hiệu quả và được nhiều người tin dùng, lựa chọn nhất chính là rau diếp cá.
Mặc dù có mùi vị hơi tanh tanh nhưng nó lại đặc biệt tốt cho tiêu hóa.
Đồng thời, rau diếp cá còn được ưu ái khi góp mặt trong hầu hết các bài thuốc nam chữa bệnh trĩ và sản xuất TPCN.
Sở dĩ được như vậy là bởi loại rau này có đặc tính sát khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt.
Không những vậy, cây ray diếp cá còn có tính mát và chứa nhiều chất xơ nên có khả năng trị nóng trong, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và giúp kích thích ăn uống ngon miệng hơn.
Cây huyết dụ
Vì lá cây huyết dụ có màu đỏ tía rất đẹp đẽ và bắt mắt nên thường được nhiều người trồng để làm cây cảnh trang trí trước nhà hay vỉa hè.
Thế nhưng, ít ai biết đây còn là loại trị bệnh trĩ cũng như một số bệnh khác như đau nhức xương khớp, phong thấp, rong kinh… rất hiệu quả.
Về bản chất, cây huyết dụ có tính mát, vị hơi đắng khó uống nhưng lại có công dụng vô cùng quan trọng, cụ thể là giúp bổ máu, làm teo nhỏ búi trĩ hay chống ứ trệ khi bị huyết…
Do đó những bệnh nhân bị trĩ mà chảy quá nhiều máu ở khu vực hậu môn thường dẫn đến thiếu máu hoặc đang bị sa trĩ, lòi trĩ thì có thể sử dụng loại cây này rất tốt.
Cây thiên lý
Không chỉ được chế biến làm những món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng mà cây thiên lý còn là một vị thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cũng như điều trị bệnh trĩ.
Bên cạnh việc lấy lá thiên lý, giã nhỏ rồi kiên trì đắp vào khu vực bị trĩ để giảm bớt tình trạng của bệnh thì mọi người còn có thể nấu canh lá, hoa thiên lý với thịt bò, thịt lợn nạc ăn hàng ngày vừa làm mát cơ thể lại bổ sung nhiều dưỡng chất vô cùng phong phú.
Cây lá bỏng
Trong dân gian, cây lá bỏng được biết đến là một phương thuốc, thảo dược quý có thể chữa trị được rất nhiều loại bệnh, trong đó không thể kể đến bệnh trĩ.
Đây loại cây có vị chát, hơi chua,, tính mát.
Tác dụng nổi bật nhất của nó chính là thanh nhiệt giải độc và cầm máu.
Ngoài ra, còn có nhiều tác dụng khác như kháng viêm, chống sung, chữa một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như bệnh trĩ, đại tiện ra máu, bệnh đường ruột, viêm loét dạ dày…
Cây hoa hòe giúp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam
Trong Đông y, hoa hòe còn được gọi là hòa mễ (mễ tức là hạt gạo). Ý nghĩa của tên gọi đó chính là vị thuốc từ hoa hòe có kích thước chỉ bằng hạt gạo mà thôi.
Ít ai biết, trong hoa hòe còn có chứa chất Rutin – một loại vitamin P. Có tác dụng chủ yếu tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Vf thế được dùng để chữa các bệnh bệnh xuất huyết như bệnh ho ra máu. Hay những bệnh khác như chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu…
Ngoài ra, nhờ chức năng kháng viêm, chữa được bệnh tiêu chảy và cầm giữ không để máu chảy quá nhiều nên hoa hòe còn có tác dụng chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại vô cùng tốt và hiệu quả.
Cây lộc vừng
Lộc vừng là một loài cây cảnh phong thuỷ có giá trị rất cao vì được coi là loại cây mang lại nhiều may mắn. Cón được biết là cây phát tài phát lộc cho mọi nhà.
Không chỉ vậy, lộc vừng còn là một thảo dược đơn giản mà đã được nhiều người tin dùng và công nhận hiệu quả.
Loại cây này có rễ đắng, hạt thơm và tính hạ nhiệt rất tốt.
Do trong thành phần của nó có chứa nhiều thành phần có khả năng thông nhũ. Còn có khu phong nhuận tràng, sinh tân dưỡng phát, bổ huyết minh mục… Nên cây lộc vừng có khả năng chữa bệnh trĩ
Hơn nữa, nó còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, cầm máu có khả năng điều trị các triệu chứng bệnh trĩ rất tốt.
Cây cối xay
Cây cối xay còn được gọi là kim hoa thỏa hay cây dằng xay. Đây là loại chữa bệnh trĩ nội được lưu truyền từ xưa đến nay.
Loài cây này mọc hoang và thường được trồng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, từ bờ rào, chân đồi, nương rẫy…
Theo Y học cổ truyền cây cối xay có vị ngọt tính bình và có tác dụng sát trùng điều trị các bệnh viêm nhiễm rất tốt.
Ngoài ra, nó còn thường được dùng điều trị cảm mạo phong nhiệt, sốt, đau đầu. Còn chữa tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng…
Người bệnh có thể lấy rễ cây cối xay phơi khô rồi sắc đặc còn khoảng 1 bát nước để uống sau bữa ăn. Phần bã thuốc còn lại đun nóng để xông hậu môn (ngày 3-4 lần).
Nếu cứ kiên trì như vậy thì chỉ sau một khoảng thời gian ngắn thì tình trạng của bệnh nhân sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Cây vông nem
Cũng giống như cây cối xay, cây vông nem là một loại cây mọc hoang, có rất nhiều trên đất nước ta,
Do đó, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm vị thảo dược này để làm thuốc chữa bệnh.
Theo Y học cổ truyền, cây vông nem có vị đắng, tính bình, có các tác dụng: an thần, ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, điều trị phong tê thấp…
Tuy nhiên, ít người biết rằng lá vông còn có thể chữa được bệnh trĩ không kém phần hiệu quả.
Bởi lá vông còn có tinh sát khuẩn và chống viêm nhiễm cao nên có thể khắc phục các triệu chứng đau rát khó chịu của bệnh trĩ gây ra…
Cây hương nhu
Cây hương nhu là một có vị cay, tính hơi ôn.
Nó có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy và thường được dùng để chữa cảm mạo, nhức đầu, nôn, tiêu chảy, đau bụng, thủy thũng, chảy máu cam.
Do đó, trong dân gian, loài cây này rất hay được sử dụng để nấu nước giải cảm hoặc làm thuốc chữa ho và các bệnh có vấn đề ở đường tiêu hóa.
Đặc biệt, chiết xuất tinh dầu từ lá hương nhu còn chứa hàm lượng chất giảm đau giúp chống khuẩn tự nhiên vô cùng an toàn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ thay thế cho rất nhiều loại thuốc tây.
Cây cỏ mực
Trong đời sống, cây cỏ mực được biết đến như một loại thảo dược quý, có thể chữa được bách bệnh.
Theo Đông y, loài cây này có vị chua ngọt, tính lương, mát huyết và cầm máu hiệu quả. Ngoài ra còn có tác dụng thanh can nhiệt, bổ thận âm, làm đen râu tóc.
Cây cỏ mực có tác dụng thanh nhiệt và cầm máu tốt. Nhiều người đã sử dụng loại thảo dược này để chữa trị bệnh trĩ, nhất là với trĩ nội.
Đây chính là một trong những cách chữa trị rất an toàn vì lá cây cỏ mực là loại thảo dược lành tính, không có độc.Đồng thời không gây tác dụng phụ gì cho người sử dụng.
Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ biết được 10 thuốc Nam hay chữa bệnh trĩ nội hiệu quả. Mong rằng bạn có thể áp dụng các bài thuốc để chữa bệnh 1 cách tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe
Gửi câu hỏi cần giải đáp: