Tác dụng của cây xương rồng trong điều trị gai cột sốt
Gai cột sống là bệnh lý xương khớp dễ tiến triển thành mãn tính. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của phần xương dư thừa tại thân đốt sống và cả đĩa đệm gây chèn ép lên mô mềm và rễ thần kinh. Ngoài cảm giác đau đớn, bệnh gây gai cột sống còn khiến cho chức năng vận động của người bệnh suy giảm rõ rệt.
Ngoài việc kiểm soát triệu chứng gai cột sống bằng can thiệp điều trị y tế, có khá nhiều người bệnh đã tìm đến các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị tại nhà bằng các dược liệu tự nhiên, trong đó có xương rồng. Vậy loại cây này có tác dụng gì đối với sức khỏe xương khớp?
Theo ghi chép từ thuocnam.mws.vn, xương rồng có vị đắng, tính hàn và chứa một lượng nhỏ độc tính. Từng bộ phận của loại cây này đều sở hữu những công dụng tuyệt vời. Cụ thể:
- Thân cây: Giúp sát trùng, tiêu thũng, chống hiện tượng sưng viêm và giảm đau.
- Lá: Thanh nhiệt, giải độc và hóa trệ.
- Nhựa cây: Tả hạ, trục thủy và giảm triệu chứng ngứa.
Trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống thì phần thân xương rồng là bộ phận được sử dụng phổ biến. Các nghiên cứu từ các nhà khoa học hiện đại đã tìm thấy trong thân cây này có chứa Flavonoids, Fumaric, Epifriedelanol, Acid citric, Taraxerol, Friedelan-3a-ol và B-amyrin…Đây đều là các hoạt chất tốt giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của cơ thể.
Ngoài tác dụng chống oxy hóa, các hoạt chất trong thân cây xương rồng còn giúp giảm đau và kháng viêm. Đặc biệt là chúng có thể hỗ trợ kiểm soát hiệu quả sự phát triển của gai xương. Nhờ đó mà xương rồng hoàn toàn có thể được áp dụng để khắc phục triệu chứng bệnh gai cột sống.
Các cách trị gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả
Từ trước tới nay, dân gian đã lưu truyền rất nhiều cách trị gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần áp dụng đúng cách và đúng liều lượng để nhận được kết quả tốt nhất.
Đắp xương rồng
Đắp xương rồng là cách đơn giản nhất để người bệnh có thể giảm triệu chứng đau gai cột sống. Với mẹo này, bạn nên dùng xương rồng bẹ rồi nướng hoặc rang nóng. Khi đắp dược liệu này lên vị trí gai cột sống, nhờ nhiệt độ nóng cùng các hoạt chất có thể tác động một cách trực tiếp lên vùng tổn thương.
Ngoài điều trị gai cột sốt, việc đắp xương rồng còn giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu để thư giãn gân cơ đồng thời giải phóng sự chèn ép lên mô mềm và rễ thần kinh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng bẹ cùng với 1 miếng vải sạch.
- Xương rồng đem loại bỏ hết gai nhọn và rửa sạch rồi cho lên bếp than để nướng hoặc rang nóng.
- Sử dụng miếng vải đã chuẩn bị để cuốn vào nhánh xương rồng vừa nướng và chườm lên vùng cột sống bị đau.
- Khi miếng xương rồng đã nguội thì thay thế bằng miếng khác còn nóng và tiếp tục đắp lên gai cột sống.
- Thực hiện cách trên khoảng 20 phút thì dừng, áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày sẽ giúp khắc phục triệu chứng gai cột sống một cách hiệu quả.
Uống nước ép xương rồng
Uống nước ép xương rồng cũng là mẹo đơn giản giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Cách này có thể giúp cơ thể người bệnh sẽ dễ dàng hấp thụ các thành phần hoạt chất, vitamin cùng dưỡng chất tốt từ dược liệu tốt hơn.
Tuy nhiên, khi sơ chế xương rồng người bệnh cần hết sức cẩn thận. Cụ thể, nên ngâm nước muối để loại hoàn toàn nhựa mủ và giảm độc tính của loại cây này. Điều này là cách giúp bạn hạn chế được các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sử dụng nước xương rồng chữa gai cột sống.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10 nhánh xương rồng bẹ, chú ý ưu tiên chọn nhánh còn non.
- Loại bỏ hết gai trên bẹ xương rồng rồi ngâm với nước muối loãng trong 10 phút sau đó rửa lại thêm nhiều lần cho sạch và để ráo.
- Cho bẹ xương rồng vào máy xay nhuyễn sau đó chắt lấy phần nước, lọc bỏ phần bã.
- Thêm đường hoặc muối vừa đủ vào cốc nước cốt xương rồng rồi uống trước tiếp.
- Uống khoảng 15 – 20ml nước ép xương rồng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị gai cột sống. Phần còn lại có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh để dùng trong 1 – 2 ngày tiếp theo nhưng tuyệt đối không được để nước này quá lâu.
Trị gai cột sống bằng xương rồng và lá lốt
Dân gian cũng thường kết hợp xương rồng và một số nguyên liệu tự nhiên khác để nâng cao hiệu quả chữa gai cột sống. Trong đó, lá lốt là dược liệu được sử dụng phổ biến hơn cả.
Theo thuocnam.mws.vn, lá lốt có vị cay, tính ấm và mang mùi thơm đặc trưng. Dược liệu này sở hữu công dụng làm ấm xương khớp, kiện gân cốt và loại từ phong hàn. Hơn nữa, các nghiên cứu của Y học hiện đại còn tìm thấy một số thành phần hoạt chất có dược tính tốt trong lá lốt. Đặc biệt là flavonoid và alcaloid giúp chống oxy hóa, chống viêm đồng thời ức chế truyền phát tín hiệu đau từ cột sống lên não bộ.
Có thể thấy chữa gai cột sống bằng cây xương rồng và lá lốt là sự kết hợp hoàn hảo, mang lại kết quả điều trị cực cao. Ngoai ra, bài thuốc này còn có thể được sử dụng trong nhiều bệnh lý về xương khớp khác như đau lưng, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 bẹ xương rồng non, 1 nắm lá lốt tươi cùng 1 ít muối hạt.
- Loại bỏ gai trên bẹ xương rồng và ngâm nước muối loãng 10 phút để loại bỏ bớt nhựa.
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước.
- Cho cả xương rồng và lá lốt đã rửa sạch vào cối giã nát
- Bọc hỗn hợp vừa giã được trong miếng vải sạch rồi dùng để chườm lên khu vực cột sống bị đau 20 – 30 phút.
Chữa gai cột sống bằng xương rồng và ngải cứu
Kết hợp ngải cứu với xương rồng chữa gai cột sống cũng là một mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi cách này có thể nâng cao hiệu quả giảm đau đồng thời ức chế sự phát triển của gai xương ở khu vực cột sống hiệu quả.
Ngải cứu theo Đông y có vị đắng, tính ấm, sở hữu nhiều công dụng quý như giảm đau, chống viêm, trừ hàn thấp, cầm máu, điều hòa khí huyết… Ngoài ra trong dược liệu này còn chứa các thành phần tốt cho xương khớp như tinh dầu, adenin, cholin, flavonoid.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 bẹ xương rồng non và khoảng 300g ngải cứu tươi.
- Rạch bỏ phần gai rồi cắt bẹ xương rồng thành lát mỏng sau đó mang đi rửa nhiều lần cho sạch nhựa mủ.
- Ngải cứu nhặt bỏ lá úa vàng, đem rửa sạch rồi để ráo hết nước
- Cho cả ngải cứu và xương rồng đã cắt nhỏ lên chảo sao nóng rồi bọc trong túi vải.
- Dùng túi vải trên đắp trực tiếp lên khu vực bị đau do gai cột sống trong khoảng 15 phút
Dùng xương rồng và gừng tươi trị gai cột sống
Gừng là dược liệu được dùng phổ biến trong thuocnam.mws.vn do sở hữu nhiều công dụng quý như tiêu viêm, hạ khí, chỉ thống, tán hàn, làm ấm xương khớp. Còn theo nghiên cứu từ y học hiện đại thì gừng chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao, cụ thể là flavonoids, gingerol và curcumin. Đây đều là các thành phần có tác dụng giảm đau, chống viêm và khử khuẩn hiệu quả. Hơn nữa chúng còn sở hữu khả năng làm trẻ hóa tế bào và sửa chữa các tổn thương ở khu vực cột sống.
Bởi vậy mà gừng hoàn toàn có thể kết hợp với xương rồng để hỗ trợ điều trị gai cột sống. Những tác dụng cụ thể mà bài thuốc dân gian này mang lại gồm:
- Giảm đau lưng hiệu quả do gai cột sống.
- Ngăn chặn các gai xương phát triển quá nhanh gây chèn ép lên mô mềm và rễ thần kinh.
- Thúc đẩy tốc độ làm lành các tổn thương tại khu vực cột sống.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về cơ xương khớp khác có liên quan.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bẹ xương rồng, 1 củ gừng tươi, muối hạt và một ít rượu trắng.
- Loại bỏ gai ở bẹ xương rồng rồi rửa sạch, thái lát và ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi cho vào cối để giã nhuyễn.
- Cho gừng và cả xương rồng cắt lát, muối hạt và rượu đã chuẩn bị lên chảo sao nóng cho ráo nước.
- Bọc hỗn hợp vừa sao vào túi vải và tiến hành chườm đắp lên vùng cột sống bị đau khoảng 20 phút.
Trị gai cột sống bằng xương giồng, cám gạo và giấm táo
Kết hợp xương rồng với cám gạo và giấm táo cũng là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả. Nguyên nhân là do:
- Trong cám gạo có chứa khá nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp. Trong đó quan trọng nhất là vitamin B giúp tăng khả năng phục hồi tổn thương ở cột sống, đĩa đệm và dây chằng.
- Với giấm táo, bên cạnh việc tạo sự kết dính cho các nguyên liệu khác thì nó cũng có công dụng nâng cao hiệu lực giảm đau.
Như vậy, mẹo trị gai cột sống bằng xương giồng, cám gạo và giấm táo giúp người bệnh khắc phục triệu chứng khó chịu và tăng cường khả năng vận động một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 bẹ xương rồng, 3 thìa cà phê giấm táo và 50g cám gạo.
- Loại bỏ gai ở bẹ xương rồng, đem rửa sạch và xay nhuyễn.
- Cho xương rồng đã xay vào chảo sao nóng cùng cám gạo và giấm táo đã chuẩn bị. Chú ý bật lửa nhỏ cho đến khi nguyên liệu kết dính vào nhau thì mới tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp vữa sao nóng vào túi vải, chờ cho nguội bớt rồi đắp lên khu vực lưng bị đau.
- Thực hiện cách trên khoảng 20 phút, đều đặn 1 lần/ ngày sẽ mang lại hiệu quả giảm đau do gai cột sống cực tốt.
Món ăn từ xương rồng giúp giảm đau do gai cột sống
Ngoài việc chế biến thành thuốc đắp hoặc uống, xương dùng cũng có thể được làm thành món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống. Đây cũng là cách giúp cơ thể hấp thu tốt các thành phần có lợi trong loại cây này.
Khi sử dụng các món ăn từ xương rồng, người bệnh có thể giảm được triệu chứng đau và thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương do bệnh gai cột sống gây ra. Bạn nên ưu tiên chế biến nguyên liệu này thành món luộc hoặc kho với cách thực hiện như sau:
Xương rồng luộc:
- Chuẩn bị 3 khúc xương rồng ba chia, chiều dài mỗi khúc khoảng 10cm và một chút muối hạt.
- Loại bỏ gai xương rồng và để nguyên vỏ sau đó cắt khúc vừa ăn.
- Ngâm xương rồng đã cắt khúc trong nước muối loãng 20 phút.
- Rửa lại xương rồng nhiều lần với nước để loại bỏ nhựa mủ rồi vớt ra rổ và để ráo.
- Cho 500ml nước lọc sạch vào nồi, thêm 1/2 thìa cà phê muối hạt rồi đun sôi.
- Khi nước sôi thì cho xương rồng vào lượng cho chín, chờ cho bớt nóng rồi dùng để ăn trực tiếp.
Xương rồng kho cá lóc:
- Chuẩn bị 2 khúc xương rồng ba chia (loại non) và 1 con cá lóc khoảng 250g.
- Xương rồng đem loại bỏ hết phần gai rồi cắt thành từng lát mỏng (để nguyên vỏ).
- Cho xương rồng vào nồi nhỏ, thêm 1 ít muối hạt và dùng tay bóp kỹ sau đó rửa với nước sạch nhiều lần để có thể loại bỏ hết nhựa mủ.
- Cá lóc đã chuẩn bị đem sơ chế rồi rửa với nước muối cho sạch nhớt và cắt khúc.
- Cho xương rồng vào nồi sau đó sếp khúc cá lóc lên trên.
- Thêm vào 1 bát nước vào nồi cá lóc, bật bếp đun. Chú ý khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa đun tiếp đến khi cạn nước. Tuyệt đối không nêm nếm thêm bất cứ gia vị gì trong suốt quá trình nấu.
- Chia xương rồng kho cá thành 2 phần và ăn 2 lần/ ngày.
Một số lưu ý khi trị gai cột sống bằng xương rồng
Xương rồng là dược liệu có thể hỗ trợ điều trị gi cột sống hiệu quả. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, dược liệu này có sở hữu một lượng nhỏ độc tính. Do vậy, khi sử dụng nó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Xương rồng có độc tính trong nhựa mủ. Do vậy, trước khi sử dụng nguyên liệu này, bạn cần ngâm chúng trong nước muối 15 – 20 phút và rửa lại nhiều lần với nước. Tuyệt đối không để nhựa xương rồng dính vào niêm mạc mắt.
- Khi sử dụng xương rồng để chế biến thành món ăn hoặc uống trực tiếp thì chỉ nên dùng với lượng vừa đủ. Việc lạm dụng loại cây này trong thời gian dài có thể gây kích thích niêm mạc miệng hoặc gây tiêu chảy.
- Cách trị gai cột sống từ xương rồng thường có tác dụng chậm do vậy người bệnh cần kiên trì, áp dụng đúng cách và đúng liều lượng.
- Việc sử dụng xương rồng không thể thay thế cho thuốc đặc trị gai cột sống. Nhất là thuốc kháng sinh, chống viêm đã được bác sĩ chỉ định.
Vừa rồi là những cách điều trị gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả, được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên bạn cần nhớ, cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ, giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và cần có sự kết hợp điều trị y tế, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: