Mô tả:
1. Đặc điểm sinh học
Tỏi thuộc nhóm thực vật thân thảo, chứa chất allicin nên có mùi rất đặc trưng. Dưới đây là thành phần cấu tạo của một cây tỏi:
- Rễ: Tỏi có rễ chùm, là nơi thu nhận chất dinh dưỡng từ lòng đất;
- Củ: Củ tỏi mọc trên nền đất. Củ tỏi sẽ có nhiều tép tỏi nhỏ. Đây là bộ phận tổng hợp và dự trữ chất dinh dưỡng;
- Thân: Thân cây có màu xanh lục, trên đỉnh của thân cây sẽ mọc hoa. Thân cây còn được gọi là cán hoa, mọc trực tiếp từ dưới củ, vươn thẳng lên. Cán hoa thường có chiều cao 55 cm;
- Lá: lá cây tỏi có màu xanh lục;
- Hoa: hoa tỏi được xếp thành tán, có màu trắng. Hoa tỏi thường nở vào độ tháng 5 – 7.
2. Phân bố
Tỏi là loài thực vật có thể chịu được nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau. . Nhiệt độ thích hợp để tạo củ là 20 – 22 độ C. Tỏi phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới. Về nguồn gốc, người ở vùng Trung Á đã tìm thấy tỏi, và sử dụng tỏi đầu tiên vào khoảng 5000 năm trước.
Tại Việt Nam, tỏi có thể mọc hoang và được gieo trồng ở nhiều nơi. Một số khu vực nổi tiếng về trồng tỏi là Khánh Hòa, Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang, Hòa Bình, Hải Dương,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế & cách bảo quản
Bộ phận dụng của cây tỏi là phần củ tỏi với các các tép tỏi. Người Việt dùng các tép tỏi để làm gia vị, làm thuốc.
Khi thu hái, cần chọn thu hái cả cây tỏi. Tỏi được gieo trồng và thu hoạch theo thời vụ. Ở đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung thời điểm thích hợp để thu hoạch tỏi là vào độ tháng 1, tháng 2.
Sau khi thu hoạch tỏi, cần loại bỏ phần rễ và phần thân lá, giữ lại phần củ.
Để bảo quản tỏi được lâu, cần để tỏi ở ở khu vực khô thoáng, mát mẻ, lưu ý nhiệt độ ẩm thấp có thể khiến tỏi nảy mầm và không thể sử dụng. Đây là cách giữ cho tỏi không bị mất hương vị, không bị vi khuẩn tấn công. Không nên để tỏi trong tủ lạnh vì tỏi sẽ không còn tươi, dễ bị khô và bị mất các chất dinh dưỡng quan trọng.
4. Thành phần hóa học
Tỏi chứa hầu hết các thành phần hoá học là các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khoẻ con người. Ngoài ra, không có thành phần độc tố nào được tìm thấy trong dược liệu này. Cụ thể:
- Đường;
- Chất xơ;
- Chất đạm;
- Chất béo;
- Vitamin C;
- Vitamin B;
- Vitamin A;
- Sắt;
- Magie;
- Canxi;
- Phospho;
- Kẽm;
- Natri;
- Kali;
- Mangan;
- Selen.
Vị thuốc tỏi
1. Tính vị
Theo Đông y, củ tỏi có vị cay, tính ấm.
2. Quy kinh
Đã từ lâu, tỏi trở thành một loại dược liệu trong Đông y, nó đã được quy vào một số kinh sau:
- Kinh Tỳ;
- Kinh Vị;
- Kinh Phế;
- Kinh Thận.
3. Tác dụng dược lý
Theo Đông y, củ tỏi tươi có những tác dụng sau:
- Giải độc;
- Sát trùng;
- Làm ấm tỳ vị;
- Hành khí trệ;
- Chữa đầy bụng;
- Chữa rối loạn tiêu hóa;
- Điều trị rắn cắn;
- Điều trị phù thũng;
- Chữa tiêu chảy;
- Chữa kiết lỵ;
- Chữa chứng khó tiêu;
- Chữa ho gà;
- Chữa sốt rét.
Theo các nghiên cứu trong ngành y học hiện đại, tỏi tươi có những tác dụng sau:
- Chống ung thư;
- Hỗ trợ điều trị ung thư;
- Kháng khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm;
- Chống oxy hóa;
- Giúp xương chắc khỏe;
- Phòng ngừa các bệnh về tim mạch;
- Cường dương;
- Ngăn ngừa chứng Alzheimer;
- Làm đẹp da, giảm mụn trứng cá.
4. Cách dùng và liều dùng
Về cách dùng, chúng ta có thể dùng tỏi ở dạng tươi hoặc ở dạng ngâm rượu, ngâm giấm. Tỏi dùng ở dạng tươi, bạn có thể ăn sống, dùng làm gia vị cho các món ăn, cho nước chấm.
Tỏi là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, ăn quá nhiều tỏi trong ngày. Liều dùng vừa đủ trong một ngày là từ 1 – 2 nhánh tỏi.
Khi dùng tỏi để chế biến thành các bài thuốc, cần tuân thủ liều lượng khi chế biến. Mỗi bài thuốc sẽ có công thức liều lượng khác nhau. Chúng tôi không đưa ra một mức hạn nhất định nào.
Một số bài thuốc sử dụng tỏi
1. Bài thuốc chữa cảm cúm
Đây là bài thuốc đã được rất nhiều người áp dụng thành công bởi tỏi có tính kháng khuẩn rất cao, giúp ngăn ngừa và diệt trừ virut hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Chuẩn bị 3 tép tỏi, bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, cho vào cối sạch. Giã nát các tép tỏi. Sau đó, cho tỏi nát vào cốc, hãm trong 50g nước sôi. Sau nửa giờ đồng hồ, chắt lấy nước tỏi, nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi. Nên nhỏ thuốc khoảng 2 – 3 lần/ngày.
2. Bài thuốc chữa huyết áp thấp, bổ thận
Huyết áp thấp hay thận yếu thường gặp ở những người ngoài độ tuổi 40. Người bệnh có thể điều chỉnh huyết áp và bổ thận bằng tỏi theo cách dưới đây:
Chuẩn bị:
- 1 con gà (khoảng nửa ký);
- 40g tỏi;
- Rượu vang;
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch gà, để ráo nước;
- Bước 2: Thái mỏng, nhuyễn tỏi;
- Bước 3: Hấp cách thủy gà với tỏi, rượu vang.
Ăn món ăn này trong ngày, ăn khi nóng. Món ăn này không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp bổ khí, sinh tinh.
3. Bài thuốc giảm cholesterol trong máu
Bài thuốc này giúp hạ lượng mỡ trong máu, đào thải bớt các cholesterol có hại trong máu, giúp chống béo phì, cải thiện tình trạng béo phì.
Chuẩn bị:
- 15g tỏi;
- 10g thảo quyết minh;
- 30g sơn tra.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tóc bỏ lớp vỏ lụa của tỏi. Rửa sạch, để ráo, thái mỏng.
- Bước 2: Hãm tỏi với nước sôi. Cho thêm sơn tra và thảo quyết minh vào để ngâm cùng.
- Bước 3: Ngâm tỏi, sơn tra và thảo quyết minh trong vòng 20 phút. Sau đó uống nước trong ngày, thay cho trà.
4. Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu
Bên cạnh việc ăn tỏi sống, giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, người bệnh cũng có thể thực hiện bài thuốc sau:
- Bước 1: Bóc sạch vỏ tỏi, rửa sạch;
- Bước 2: Giã nát tỏi;
- Bước 3: Gói tỏi vào chiếc lá lốt mỏng.
- Bước 4: Đặt gói tỏi vào rốn, dùng băng gạc để quấn cố định.
Bài thuốc này giúp ấm bụng, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
5. Bài thuốc chữa đau răng
Khi bị đau răng, người bệnh có thể tự cải thiện bằng cách dùng một vài tép tỏi có thể tìm thấy tại nhà. Dùng 2 tép tỏi, giã nát, trộn với nước ấm. Ngâm tỏi trong vòng 10 phút. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch nước tỏi, chấm vào chỗ răng đang bị đau.
Một số chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên trong tỏi sẽ giúp giảm đau nhức nhanh chóng.
Một số lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh
Tỏi chứa nhiều thành phần dược tính song sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể. Trong quá trình sử dụng tỏi chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng các bài thuốc từ tỏi để điều trị.
- Tỏi không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên không được bỏ hoàn toàn thuốc tây.
- Khi dùng các bài thuốc từ tỏi, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sẽ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Những người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống bởi sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn
- Tỏi có tính ấm nóng, do đó, người bệnh gan không nên ăn nhiều tỏi vì sẽ làm tổn thương gan.
- Người đang dùng thuốc chống đông máu, điều trị HIV/AIDS,… không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra tình trạng tương tác, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người có thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi vì có thể gây ra tình trạng loãng khí, hao máu, phát nhiệt, sinh đờm…
- Không ăn tỏi cùng với thịt chó, trứng, cá trắm bởi chúng kỵ nhau.
- Người có thị lực yếu, mắc các bệnh về mắt,… không nên ăn tỏi vì dễ gây viêm kết mạc, viêm bầu mắt,…
- Có thể xử lý mùi hôi của tỏi gây ra cho răng miệng sau khi ăn, người dùng có thể súc miệng bằng nước trà xanh, cà phê không đường.
Nhìn chung, tỏi là dược liệu có nhiều công dụng trị bệnh khác nhau. Song tỏi không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh nên vẫn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị chuyên sâu. Ngoài ra, mặc dù dược tính của tỏi khá mạnh nhưng vẫn cần một thời gian dài áp dụng mới thấy được hiệu quả.
Khi sử dụng và cảm thấy có những bất thường của cơ thể, cần ngưng sử dụng và đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: