Tìm hiểu về cây rau ngót
Trong dân gian rau ngót thường mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt nam để lấy lá nấu canh. Rau ngót khi được dùng làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng những món ăn bài thuốc. Không chỉ trong đông y mà y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong rau ngót có nhiều vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… Hai vitamin này là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch: Vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vì thế lá rau ngót có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Trong đông y rau ngót được biết đến như một vị thuốc đa công dụng
Những tác dụng chữa bệnh của cây rau ngót
Không chỉ là loại rau góp mặt trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình người Việt, rau ngót còn được biết đến với vô vàn những công dụng như:
– Chữa sót nhau: hái khoảng 40g lá rau ngót. Rửa sạch lá và giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra. Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả. Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân.
– Chữa tưa lưỡi: giã lá rau ngót tươi khoảng 5-10g. Vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và nòm miệng trẻ em, chỉ 2 ngày sau là bú được.
– Chữa hóc: giã cây tương, vắt lấy nước ngậm. Chú ý nghiên cứu them
– Canh giải nhiệt mùa hè: lá rau ngót dùng nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
– Bồi dưỡng sau đẻ: lá rau ngót dùng nấu canh với thịt lợn nạc, giò sống, trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả, ăn hàng ngày.
– Nhức xương: Rau ngót nấu với xương lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ chữa nhức xương hiệu quả.
– Chảy máu cam: Giã nhuyễn rau ngót rồi cho thêm nước và ít đường để uống. Bã rau ngót gói vào mảnh vải và đặt lên mũi, chữa chứng chảy máu cam hiệu quả.
– Giải độc rượu: Giã nhuyễn lá rau ngót vắt lấy nước cho người ngộ độc rượu uống.
– Chữa nám da: Đắp rau ngót đã giã nhuyễn lên vùng bị nám, thư giãn sau 20-30 phút rửa lại với nước lạnh, thực hiện cách này hàng ngày.
– Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, chứa nhiều chất xơ nên ngăn ngừa hữu hiệu được bệnh táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm và các chất dịch đã mất cùng máu khi sinh.
– Giảm nguy cơ viêm nhiễm: Trong rau ngót có chứa một hàm lương vitamin C đáng kể, giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol, hệ miễn dịch giúp sản phụ phòng tránh được nhiều bệnh sau sinh. Bên cạnh đó vitamin C đóng vai trò chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não.
Cũng trong chuyên mục thuocnam.mws.vn nhiều thầy thuốc đã chỉ ra rằng lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C và một số hợp chất béo. Vì vậy, phụ nữ cho con bú nên ăn rau ngót vì nó có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính estrogen. Trong rau ngót có chứa hàm lượng papaverin khá cao vì thế không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, vì sẽ gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung có thể gây xảy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai nếu ăn rau ngót thì nên hạn chế, không ăn hoặc uống nước rau ngót nhiều để tránh những trường hợp không mong muốn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đời sống. Tuy nhiên ăn rau ngót cũng có thể gây mất ngủ, vì vậy những người già, người ít ngủ không nên ăn quá nhiều loại rau này. Ngoài ra, lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thu canxi và phốt pho khi ăn cùng các loại thực phẩm khác.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: