Uống nước tía tô có tác dụng gì?
Tía tô là vị thuốc quen thuộc trong thuocnam.mws.vn (với tên gọi “tử tô”).
Nó được biết đến với nhiều công dụng như điều trị hen suyễn, dị ứng, viêm xương khớp… Ngoài ra, dân gian còn thường dùng nó để giải cảm và giải độc do ăn cua, cá…
Riêng với công dụng hạ sốt (do cảm lạnh) của lá tía tô thì mình đã trải nghiệm. Mình và em gái của mình hay bị cảm lạnh, nhất là vào mùa này (mùa nước nổi ở miền Tây, gió ngoài đồng ruộng thổi vào). Mỗi lần bị cảm lạnh, mình đều hái một ít lá tía tô (gần 1 nắm lá), nấu lấy nước uống. Thỉnh thoảng, mình cũng phơi sẵn một ít cành lá tía tô, để dành uống khi cần (vì lá khô nấu lấy nước sẽ dễ uống hơn lá tươi).
Lưu ý: với trường hợp cảm nóng, người đổ nhiều mồ hôi… thì không nên dùng.
Cách làm nước tía tô uống đẹp da
Theo các kết quả nghiên cứu thì trong lá tía tô có một số hoạt chất giúp sáng da (vì nó giảm sự hình thành các sắc tố tối màu), ngoài ra còn giúp chống viêm và làm dịu da (1).
Vì vậy, những người có làn da dễ bị nám có thể uống nước tía tô mỗi tuần 2 lần (mỗi lần một nắm nhỏ, nấu lấy nước uống trong ngày, dùng lá tươi hay lá khô đều được).
Nếu bạn muốn mua lá tía tô khô thì liên hệ mình qua số điện thoại dưới bài viết nhé!
Ghi chú: Mặc dù lá tía tô có mùi hương hơi hăng nhẹ, hơi khó uống nhưng nhìn chung, mọi người đều có thể uống được. Ngoài ra, nước lá tía tô cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa và ổn định tâm trạng. Tuy nhiên, vì tía tô là một vị thuốc nên bạn không được dùng quá liều. Nếu sau khi dùng, bạn thấy có dấu hiệu bất thường thì nên ngưng ngay và hỏi ý kiến thầy thuốc, bạn nhé (vì tía tô cũng có thể gây dị ứng với một số người, tình trạng này ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra).
Về việc dùng lá tía tô đắp mặt: Nhiều chị em còn dùng lá tía tô hoặc tinh dầu tía tô để làm mặt nạ dưỡng trắng da và trị mụn. Tuy nhiên, với trường hợp này thì cần lưu ý, tránh tiếp xúc với nắng (vì da sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng). Ngoài ra, trước khi thoa lên mặt, bạn nên thoa thử một vùng da nhỏ trên cằm, xem phản ứng của da bạn như thế nào rồi hãy thoa tiếp nhé (vì nhiều người có làn da dị ứng với tía tô, sau khi thoa xong thì nổi mẩn và sưng cả mặt).
Tía tô kỵ gì? Lưu ý khi dùng tía tô
- Lá tía tô kỵ cá chép và thịt gà, nếu dùng chung sẽ gây ngộ độc hoặc gây ung nhọt.
- Phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng (chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc).
- Không được uống liên tục trong thời gian dài vì có thể làm tăng huyết áp và các tác dụng phụ khác.
- Không được gấp gáp, uống quá nhiều cùng một lúc vì sẽ phản tác dụng, thậm chí gây hại cho cơ thể. Bạn chỉ cần uống một lượng vừa đủ là được.
- Nước tía tô sau khi nấu xong, để nguội lại là uống ngay, không nên để quá lâu (nước chỉ uống trong ngày). Khi nấu lá tía tô, bạn nên vặn lửa vừa phải, không nên để lửa quá to.
Uống nước lá tía tô thay nước lọc được không?
Bạn không thể uống nước lá tía tô thay cho nước lọc vì tía tô là một vị thuốc và nó có hoạt tính của nó.
Nếu muốn uống để đẹp da, giảm mụn và hỗ trợ giảm cân thì bạn có thể uống 2 – 3 lần mỗi tuần, như vậy là đủ.
Ngoài nước tía tô thì các loại nước mát, nước detox cũng vậy. Bạn chỉ nên dùng một lượng vừa đủ và cách quãng. Nếu gấp gáp, uống liên tục thì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, cơ thể cũng sẽ mệt mỏi (vì gan và thận phải làm việc quá sức).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: