Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Thiên niên kiện giúp chữa đau nhức xương khớp dễ làm

Cao chè vằng nguyên chất

Cây thiên niên kiện là một loài cây thân thảo thường mọc hoang ở các thũng lũng, sườn đồi. Đây là một loại thuốc quý hiếm được thuocnam.mws.vn ứng dụng nhiều trong đông y để chữa trị một số bệnh như tê thấp, đau nhức chân tay, đau dạ dày…

   
Cây thiên niên kiện có tên khoa học là Homalomena occulta

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: sơn thục, bao kim, ráy hương, sơn phục, vắt vẻo, vạt hương.

Tên khoa học: Homalomena occulta.

Họ: cây thiên niên kiện thuộc họ Ráy có pháp danh khoa học là Araceae.

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây thiên niên kiện là một loài cây thân thảo sống lâu năm, cây có thân rễ mập, bò dài, có mùi thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim.

Lá cây thiên niên kiện được mọc ra từ thân rễ, lá dài khoảng 30cm, phiến lá sáng bóng. Mỗi lá có tới 3 cặp gân gốc và 7 – 9 cặp gân phụ.

Hoa thiên niên kiện mọc thành từng cụm có dạng những bông mo, mo hoa có màu xanh dài chừng 4 – 6cm. Buồng từ 3 – 4cm, ngắn hơn mo. Quả cây mọng thuôn bên trong chứa nhiều hạt.

Hoa thiên niên kiện thường ra vào tháng 4 – 6, quả ra vào tháng 8 -10.

Phân bố

Cây thiên niên kiện thường mọc hoang ở rừng, nơi ẩm ướt cạnh suối hoặc dọc bên bờ suối. Trên thế giới cây cây thường phân bố ở khu vực nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây thiện niên kiện thường có ở các tỉnh như Quảng Nam, Hà Tĩnh…

Mô tả đặc điểm cây thiên niên kiện

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận sử dụng: thân rễ của cây được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: cây thường được thu hoạch phần rễ già vào mùa xuân hoặc mùa thu. Các thân rễ già sau khi được thu hái sẽ đem đi rửa sạch, bóc bỏ vỏ ngoài và các rễ con. Sau đó sẽ cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 10 – 27cm rồi đem đi sấy nhanh ở nhiệt độ 50ºC hoặc phơi cho khô đều ở mặt ngoài, tiếp tục bóc bỏ vỏ ngoài và rễ con. Cuối cùng, mang đi phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60ºC là hoàn thành.

Chế biến: có các cách chế biến sau:

  • Theo Trung Y: lấy rễ cây đã phơi khô đem đi mài nhỏ thành bột để uống với rượu.
  • Theo kinh nghiệm Việt Nam: dùng thiên niên kiện đã phơi khô đem rửa sạch, ủ kín cho mềm, sau đó thái thành từng lát rồi phơi ở bóng râm hoặc hơ nhẹ qua lửa cho mau khô. Khi dùng thì ngâm với rượu hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Bảo quản: cây thiên niên kiện sau khi phơi khô chứa nhiều tinh dầu vì vậy rất dễ bị ẩm mốc nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm nóng để giữ được tinh dầu. Sau khi lấy ra sử dụng phải cột chặt và gói thật kín.

4/ Thành phần hóa học

Thân rễ cây thiên niên kiện sau khi được phơi khô có khoảng 0,8 – 1% tinh dầu, tinh dầu của cây có màu vàng nhạt và mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có các thành phần như 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este.

Ngoài tinh dầu, trong cây thiên niên kiện còn có một số thành phần hóa học khác như sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

5/ Tính vị

Cây có vị đắng, cay và tính ấm.

6/ Quy kinh

Cây thiên niên kiện quy vào các kinh can, thận.

7/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tinh dầu có trong cây thiên niên kiện có tác dụng tiêu diệt nhiều loại trực khuẩn và ức chế virus gây mụn rộp loại I.

Nước sắc từ thiên niên kiện có tác dụng thúc đẩy lưu thông huyết dịch, giúp giảm đau và chống đông máu.

Thiên niên kiện đem ngâm rượu giúp chống viêm, giảm đau, chống dị ứng và kháng Histamine hiệu quả.

Theo một số nghiên cứu trên chuột cống trắng, cây thiên niên kiện còn có tác dụng ức chế yếu phù bàn chân trên chuột cống trắng.

Theo Y học cổ truyền

Tác dụng: cây thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, cường gân cốt.

Công dụng: chữa trị các bệnh phong hàn thấp như đau thắt lưng và đầu gối, chân co rút, tê bại chân tay,…

8/ Liều dùng và cách dùng

Mỗi ngày sử dụng từ 4,5 – 9g cây thiên niên kiện đem đi ngâm rượu, pha với rượu để uống hoặc sử dụng chung với các vị thuốc khác.

Để dùng ngoài da: dùng thân rễ tươi của cây thiên niên kiện giã nát sau đó hơ qua lửa nóng rồi xoa bóp vào vị trí bị đau.

Thiên niên kiện được chế biến thành dược liệu

9/ Một số bài thuốc từ cây thiên niên kiện

Chữa trị thấp khớp, đau nhức xương khớp

Bài thuốc 1: Dùng thiện niên kiện 10g, hy thiêm 20g, mộc qua 15g, ngưu tất 5g đem đi sắc thuốc uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Dùng mỗi loại 12g các dược liệu sau thiên niên kiện, dây chiều, kê huyết đằng, đan sâm, thục địa, xích thược, thổ phục linh, độc hoạt, khương hoạt, tang ký sinh, đỗ trọng cùng với đảng sâm 20g, hoài sơn 16g, ngưu tất 10g, nhục quế 8g đem đi sắc uống mỗi ngày.

Bài thuốc 3: Các dược liệu gồm thiên niên kiện 50g, kê huyết đằng 50g, hà thủ ô trắng 50g, ngũ gia bì 50g đem ngâm rượu cùng với rắn hổ mang, rắn ráo, rắn cạp nong trong vòng 3 tháng. Sau đó sử dụng bằng cách mỗi ngày uống một chén nhỏ khi ăn cơm.

Bài thuốc 4: Dùng thiên niên kiện 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 18g, cỏ mực 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g đem sao vàng. Cho tất cả các dược liệu sắc lấy nước để uống mỗi ngày.

Bài thuốc 5: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g đem đi sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc 6: Dùng các dược liệu sau đây mỗi thứ một lượng bằng nhau gồm thiên niên kiện, kim ngân, cỏ xước, thổ phục linh, hy thiêm, ké đầu ngựa, cây xấu hổ, dây đau xương, cà gai leo đem đun với tỉ lệ 1kg dược liệu sắc thành 1 lít thuốc để uống.

Bài thuốc 7: Đem thiên niên kiện 12g, cốt toái bổ 10g, bạch chỉ 8g đi sắc nước uống.

Bài thuốc 8: Lấy một lượng thân rễ thiên niên kiện tươi đem giã nát rồi ngâm với rượu để xoa bóp vào chỗ bị đau.

Chữa đau bụng kinh

Dùng các dược liệu gồm thiên niên kiện, rễ bưởi bung, rễ bướm bạc, gỗ vang, rễ sim rừng đem đi sắc nước uống.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa

Dùng thiên niên kiện 10g, sả 10g, gừng 10g đem đi sắc uống trong ngày.

10/ Lưu ý khi sử dụng cây thiên niên kiện

Thiên niên kiện không nên sử dụng cho những người âm hư hỏa vượng, đắng miệng, khô họng, người bị táo bón, nhức đầu.

Khi sử dụng thiên niên kiện làm thuốc nên ngâm rượu để không bị mất đi mùi thơm, nếu đem đi sắc nước sẽ làm mất mùi thơm của cây.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: