Để làm thuốc, quả hái về chà xát sao cho rụng hết gai rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ bên trong quả, phơi hoặc sấy khô (không để sót hạt). Dược liệu có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình. Liều dùng hằng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc bột hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa thận hư, liệt dương, di tinh: Thích lê tử 15g, ba kích 12g, thục địa 12g, sơn thù du 12g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa tiểu đường, di tinh: Thích lê tử, thạch hộc, mạch môn, sa sâm, khiếm thực, liên nhục, mỗi vị 12g; quy bản 8g, sắc uống ngày một thang.
Thích lê tử vị thuốc bổ thận, tráng dương.
Chữa suy nhược thần kinh, di mộng tinh, hoạt tinh, viêm ruột: Thích lê tử 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Thích lê tử và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ cho vào một túi vải cùng với tua sen, sắc kỹ với 3 lít nước lấy 1 lít, lọc kỹ, để riêng, tiếp tục sắc với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 0,5 lít, lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 nước, thêm đường, khuấy tan, cô đặc còn 1 lít là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Chữa tiểu són, tiểu dắt: Thích lê tử 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Sắc uống.
Chữa tỳ hư, đại tiện lỏng: Thích lê tử 10g, phục linh 10g, đẳng sâm 10g, bạch truật 10g, hạt sen 15g. Sắc uống trong ngày.
Chữa ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi: Cao quả thích lê tử 184g, hoàng bá, khiếm thực, mỗi thứ 180g; sa sâm nam, sơn dược, mỗi thứ 120g; hạt sen, tỏa dương, táo nhân, mạch môn, liên tu, tri mẫu, long cốt, mẫu lệ, mỗi thứ 75g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn đều, hoàn viên. Ngày uống 6g.
Ngoài ra rễ và lá thích lê tử cũng được dùng làm thuốc. Rễ rửa sạch, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu cho đặc để càng lâu càng tốt, chữa chứng phong tê bại, đau nhức chân tay (Nam dược thần hiệu). Lá cây thích lê tử, dùng ngoài, giã nát đắp vào nơi tổn thương sưng tấy, lở loét, bỏng.
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với một loài cây gọi là thích lê tử hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: