Cây thài lài tía còn có tên gọi khác là thài lài tím, cây trai đỏ.
Tên khoa học
Tradescantia pallida. Thuộc họ thài lài.
Khu vực phân bố
Cây thài lài tía có nguồn gốc từ Chây Mỹ và du nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm qua. Ở Việt Nam đây là một loài cây cảnh thường được các gia đình, các cơ quan trồng quanh vườn vừa làm cảnh vùa làm thuốc. Tại châu Mỹ thài lài tím là loài cỏ dại xâm thực ảnh hưởng tới hệ động thực vật người ta phải phá bỏ trên diện rộng.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Theo đông y toàn cây thài lài tía đều được dùng làm thuốc.
Thường dùng tươi, một số trường hợp dùng dưới dạng phơi khô.
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học tìm thấy trong cây có chứa hai chất chính: gôm và oxalate calium.
Tính vị
Vị ngọt, tính mát, không có độc. Vào 2 kinh can, thận. Tác dụng giải độc, lợi niệu, lương huyết.
* Công dụng của cây thài lài tía
Theo y học cổ truyền cây thài lài tía có một số công dụng khá hay như:
- Điều trị bệnh tiểu buốt
- Điều trị kiết lỵ
- Điều trị mụn nhọt
- Điều trị rắn độc cắn
Cách dùng, liều dùng
Điều trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Lấy lá, ngọt non thài lài tía tươi giã nát vắt nước uống. Bã đắp vào nơi có mụn.
Điều trị đi kiết, tiểu buốt: Thài lài tía khô 20g, lá mã đề 20g. Đun nước uống hàng ngày.
Mua cây thài lài tía ở đâu ?
Cây thài lài tía mọc hoang hóa nhiều nơi, ở các đơn vị công sở thường có trồng loài cây này nên rất dễ kiếm. Các bạn có thể tự tìm, thu hái về làm thuốc.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: