Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Táo đỏ (đại táo) là một vị thuốc nam hay với nhiều tác dụng khó ngờ với sức khỏe hiện nay

Cao chè vằng nguyên chất

Táo đỏ là gì? Những thông tin về dược liệu

Cây táo đỏ hiện là dược liệu phổ biến bởi công dụng mà chúng mang lại. Dưới đây là một số thông tin về loại táo tàu đỏ này:

  • Tên dược liệu: Táo đỏ
  • Tên gọi khác: Đại táo, Ngưu đầu, Táo du, Đường táo, Từ táo, Quán táo, Hồng táo, Táo cao, Đơn táo….
  • Tên gọi theo khoa học: Ziziphus Jujuba Mill
  • Thuộc họ: Rhamnaceae (Táo)
Hình ảnh cây táo đỏ trong thiên nhiên
Hình ảnh cây táo đỏ trong thiên nhiên

Để tìm hiểu về đặc điểm chi tiết của loại cây này, mời các bạn tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây.

Đặc điểm thực vật cây táo đỏ

Cây đại táo mang những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Cây táo đỏ là cây thân gỗ nhỏ và vừa với chiều cao trung bình khoảng 6m đến 7m. Tuy nhiên cũng có những cây có chiều cao vượt trội, cao tới 10m đến 12m. Thân cây có nhiều cành nhỏ nhưng lá có đặc điểm phát triển rộng nên nhìn từ xa giống một bụi cây.
  • Lá cây mọc đơn và so le trên các cành, lá dài khoảng 3-7 cm và thuôn dài về hai đầu. Trên mặt lá có hiện rõ các gân, trong đó có 3 gân lớn. Tại các nách lá có thể thấy được cái gai nhỏ và nhọn.
  • Hoa đại táo bắt đầu ra hoa vào tầm tháng 4 và tháng 5. Hoa nhỏ và mọc thành từng chùm, có khoảng 7 – 8 bông trong mỗi kẽ lá. Chúng có màu xanh nhạt và màu vàng, trông khá bắt mắt.
  • Vào tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm quả táo đỏ kết trái, có hình quả trứng và hơi lõm phía hai đầu, vỏ ngoài nhẵn bóng. Quả khi chưa chín có màu xanh lục hoặc vàng nhạt, quả chính sẽ có màu nâu đen hoặc màu đỏ.

Phân loại đại táo

Xuất hiện nhiều trên thị trường, đại táo có hai loại phổ biến và nhiều dinh dưỡng nhất là táo đỏ Trung Quốc và táo đỏ Hàn Quốc. Trước kia, táo đỏ khô Trung Quốc được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản phẩm từ xứ sở Hàn vào Việt Nam, chiếm được sự quan tâm của không ít người tiêu dùng.

Có hai loại táo đỏ phổ biến nhất: táo đỏ Hàn Quốc và táo đỏ Trung Quốc
Có hai loại táo đỏ phổ biến nhất: táo đỏ Hàn Quốc và táo đỏ Trung Quốc

Vậy, sử dụng táo đỏ Hàn Quốc có tác dụng gì? Đại táo sấy khô Hàn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như: các loại vitamin A, B1, C, canxi, đường, sắt, protein, lipit… Chúng không chỉ là thực phẩm để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng mà còn là liều thuốc bổ tăng cường sức khỏe. Có thể thấy, đại táo Trung Quốc và Hàn Quốc có dược tính tương đương nhau.

Táo đỏ mọc ở đâu và phân bổ như thế nào?

Trước kia, cây đại táo là loại cây phổ biến ở xứ Trung Hoa. Các tỉnh thành trồng nhiều loại cây này như: Hà Nam, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Tân Cương, Sơn Đông…. Ngoài ra, tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản và xứ kim chi Hàn Quốc, dược liệu này cũng này cũng được trồng tại rất nhiều nơi và là thực phẩm quen thuộc.

Tại Việt Nam, cây đại táo đã du nhập vào nước ra những năm gần đây, được trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng…. Tuy nhiên, do thời tiết và khí hậu không phù hợp nên cây rất khó phát triển và đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng như cây giống ban đầu.

Thu hoạch và bào chế dược liệu

Quả là bộ phận được thu hái nhiều nhất để làm thuốc chữa bệnh. Tháng 9 và tháng 10 là thời điểm thích hợp để thu hoạch quả. Đây là lúc quả đã chín đủ và có nhiều các dưỡng chất nhất. Hái quá muộn hay quá sớm sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của dược liệu khi sử dụng. Quả sau khi thu hái phải được rửa sạch, chọn lọc những quả không bị dập nát và sâu bệnh.

Việc bào chế dược liệu được thực hiện bằng những cách dưới đây:

  • Sấy khô ở nhiệt độ 70 – 80 độ C hoặc phơi ngoài nắng, chờ tới khi phần nước trong quả bị loại bỏ và táo nhăn lại là hoàn thành. Theo cách gọi của Đông y, dược liệu này có tên là Hồng táo.
  • Sấy khô hoặc phơi táo cho tới khi quả nhăn lại. Dùng thùng có gai, cho dược liệu vào và lắc đều để tạo thành các lỗ xung quanh quả táo. Sử dụng lá, thân cây và rễ cây đại hoàng sắc lấy nước rồi cho đường. Đun nước cho đặc và trộn với quả táo đỏ rồi tiếp tục phơi khô. Quả sẽ chuyển sang màu đen khi hoàn thành và có tên gọi là Hắc táo.

Dược liệu sau khi được bào chế xong phải được bảo quản trong bình kín, đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, mối mọt sẽ ảnh hưởng tới dược tính của quả.

Sử dụng táo đỏ khô có tác dụng gì và ăn táo đỏ có tốt không?

Táo khô là dược liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y. Vậy táo có tác dụng gì và ăn táo đỏ có tác dụng gì? Công dụng của táo đỏ đã được kiểm chứng qua y học cổ truyền và cả nghiên cứu khoa học hiện đại.

Công dụng của dược liệu được kiểm chứng trong y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học hiện đại
Công dụng của dược liệu được kiểm chứng trong y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học hiện đại

Tác dụng trong y học cổ truyền

Tác giả Lý Thời Trân – một danh y nổi tiếng, trong cuốn Bản thảo cương mục đã đưa ra nhiều nhận định về tác dụng của táo tàu.

Dược liệu có tính ấm, vị ngọt, không chứa độc và được quy vào các kinh Vị, Thận, Can, Tỳ, Tâm, Phế. Bởi vậy mà chúng chủ trị các chứng bệnh như:

  • Mát vị, bổ tỳ, sinh tân khí, thuận khí
  • Mát gan, giải độc và thanh lọc cơ thể
  • Bổ huyết, an thần, cường lực và có khả năng trung hòa các vị thuốc

Công dụng của táo tàu cũng được được nhiều nhà dược học Trung Hoa thời xưa nghiên cứu và ghi chép đầy đủ lại.

Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra được công dụng táo đỏ với sức khỏe con người. Cụ thể, trong dược liệu này chứa nhiều dưỡng chất có lợi như:

  • Các hoạt chất Kali, chất xơ, Natri, Saponin, Polyphenol tối cho hệ tuần hoàn và não bộ.
  • Phốt pho, sắt, Calcium là dưỡng chất cần thiết cho máu và xương khớp.
  • Ngoài ra, táo khô còn có nhiều dưỡng chất khác như: Valine, Lysine, Aspartic acid, Proline, Vitamin B2, A, C….

Với các hoạt chất đó, đại có có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Có khả năng ức chế các tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển của tế bào và giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
  • Tác động vào quá trình sản sinh ra nhiều hồng cầu tốt, đồng thời đào thảo các cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và giảm nguy cơ những cơn đột quỵ.
  • Ngăn chặn sự xâm hại của virus vào cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm giảm những cơn cảm cúm do sự thay đổi thời tiết bất ngờ.
  • Có tác dụng chống sự suy nhược cơ thể, đặc biệt ở người cao tuổi.
  • Tăng cường bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Giúp làm đẹp da, an thần, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ kinh niên.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả và ức chế quá trình hình thành và phát triển của mỡ thừa.
  • Điều trị chứng bệnh Alzheimer – một trong những bệnh lý suy giảm trí nhớ của người cao tuổi.

Sử dụng táo đỏ chữa bệnh gì và các bài thuốc nam hay quý từ dược liệu

Với những công dụng của đại táo, không có gì ngạc nhiên khi dược liệu này xuất hiện nhiều trong những bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số phương thuốc phổ biến từ dược liệu này và được nhiều người tin dùng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Bài thuốc giải độc, bổ thận

Sự kết hợp giữa táo tàu và hà thủ ô giải độc hiệu quả. Đồng thời, cải thiện được các chức năng của thận, tăng cường chức năng ở cơ quan này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 25gr bột hà thủ ô
  • 50gr táo tàu
  • 40gr gạo tẻ đường cát

Thực hiện theo các bước:

  • Ninh gạo và táo cho thật kỹ, ninh cho tới khi cháo thật mềm.
  • Khi cháo gần được thì cho bột hà thủ ô vào, khuấy đều.
  • Người dùng có thể cho thêm đường để ăn cho vừa miệng hoặc ninh cùng nước xương để cháo ngọt và đậm đà hơn.

Áp dụng bài thuốc táo đỏ bổ máu, bổ tỳ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50gr táo tàu khô
  • 10gr lạc (đậu phộng)
  • 50gr đường đỏ

Thực hiện theo các bước:

  • Ngâm táo cùng nước ấm cho mềm, ngâm trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
  • Bắc nồi, luộc lạc trong vòng 5 phút, vớt ra, để nguội và bóc lớp vỏ bên ngoài.
  • Đun hồng táo với vỏ lạc trong khoảng thời gian 30 phút, khi dược liệu đã mềm và các dưỡng chất đã ngấm ra thuốc thì tắt bếp, cho thêm chút đường và khuấy đều.
  • Sử dụng thuốc khi còn ấm và ăn cả táo để gia tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.

Bài thuốc điều trị tiêu chảy, tả lỵ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50gr táo đỏ.

Các bước thực hiện:

  • Cho táo tàu đun cùng 200ml nước. Đun sôi và cho nhỏ lửa, chờ khoảng 15 phút rồi thêm chút đường đỏ vào hỗn hợp, đậy nắp và chờ khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Sử dụng thuốc khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn. Kiên trì sử dụng cho tới khi tình trạng dứt hẳn.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 quả táo đỏ, 30gr xích xâm, 50gr gạo nếp và đường đỏ.

Các bước thực hiện:

  • Đun sôi và đun thật kỹ xích xâm rồi chắt lấy nước, bỏ bã.
  • Đun táo tàu với gạo nếp cùng phần nước xích xâm, đun nhỏ lửa cho tới khi nhừ rồi thêm đường vào cháo, khuấy đều tay cho tan.
  • Sử dụng cháo khi còn ấm nóng sẽ ngon và dễ ăn hơn.
  • Với phương pháp chữa bệnh này, người dùng nên ăn 2 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng khoảng 10 đến 15 ngày sẽ thấy được hiệu quả. Trong trường hợp bệnh lý chưa giảm, có thể dừng ăn 3 ngày và tiếp tục áp dụng trong 10 hoặc 15 ngày tiếp theo.

Bài thuốc giúp đẹp da, giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả

Táo đỏ có giảm cân không là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Sử dụng táo tàu không những giúp giảm cân, duy trì cân nặng mà còn cải thiện được làn da rất tốt. Người dùng có thể áp dụng bài thuốc sau đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300gr táo tàu, 500gr củ sen và đường phèn.

Các bước thực hiện:

  • Gọt sạch củ sen rồi thái thành những lát mỏng, rửa thật sạch và ngâm cùng nước muối loãng trong khoảng 5 đến 10 phút.
  • Cho củ sen, táo tàu và đường phèn đun cùng 500ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa để cho cháo thật nhừ và nhuyễn.
  • Sử dụng khi cháo còn nóng và những người có chuyên môn khuyên rằng buổi chiều tối là thời điểm tốt nhất để sử dụng cháo.
  • Với những người muốn giảm cân, bạn có thể bớt lượng đường cho vào cháo và không nên dùng vào buổi tối.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu

Để việc sử dụng đại táo đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người dùng cần phải sử dụng đúng liều lượng và không được phép kết hợp với những thảo dược khác khi chưa được những người có chuyên môn kê đơn.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ cần phải tham khảo lời khuyên của chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Là dược liệu từ tự nhiên nhưng không ít cơ địa người dùng bị kích ứng với sản phẩm, người bệnh cần phải dừng sử dụng ngay khi có dấu hiệu bị ngộ độc và tới các cơ sở y tế để được chữa trị.
  • Không được phép kết hợp táo tàu với bạch vị, nguyên sâm.
  • Với những người bệnh bị đau bụng do giun hoặc đau dạ dày cũng không nên dùng táo tàu.
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích trong quá trình áp dụng những bài thuốc trên.
  • Người bệnh bị máu nhiễm mỡ, lượng đường huyết cao, đầy bụng cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng.
  • Tham khảo, tìm hiểu về những thực phẩm, món ăn kiêng kỵ với dược liệu.
  • Kết hợp với chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Táo đỏ mua ở đâu và bao nhiêu tiền?

Táo đỏ khô mua ở đâu là thắc mắc của không ít người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm này. Hiện nay, trên thị trường có không ít những đại lý, cơ sở kinh doanh táo đỏ. Chính bởi sự đa dạng đó mà người tiêu dùng rất khó để tìm được một địa chỉ tin cậy và đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Dược liệu tại Vietfarm đảm bảo an toàn và chất lượng với người dùng
Dược liệu tại thuocnam.mws.vn đảm bảo an toàn và chất lượng với người dùng

Hiện nay, tại các cơ sở của thuocnam.mws.vn, giá táo tàu khô có giá niêm yết 145.000 VNĐ/0.5 kg, sản phẩm được đóng gói cẩn thận, đảm bảo không bị ẩm mốc. Đặc biệt với những đơn hàng trên 550.000 VNĐ, các đại lý của thuocnam.mws.vn sẽ hỗ trợ khách hàng vận chuyển toàn quốc.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: