Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Tần giao giúp điều trị phong thấp tê đau, lợi tiểu tiện hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Về cây tần giao

Cây tần giao 秦艽 (còn được gọi là tần cửu, tần qua…), có tên khoa học là Gentiana macrophylla, thuộc họ Long đởm (3).

Lá của cây có nhiều gân song song đối xứng và không có lông, hoa màu lơ tím và rễ cây có màu trắng ngà, rễ cái hơi mập với nhiều rễ con.

Cây tần giao

Khi dùng làm thuốc, người ta nhổ rễ cây (tốt nhất là vào mùa thu, sau đó là mùa xuân), đem cắt bỏ phần phía trên cổ rễ và rễ con, chỉ lấy rễ lớn rửa sạch rồi phơi khô để cho ra dược liệu tốt.

Điểm đặc biệt của vị thuốc tần giao chính là mùi hương đặc biệt của nó. Vì vậy, khi mua về làm thuốc, bạn nên chú ý xem thuốc có thơm không và nên chọn loại rễ to, thơm dẻo, có màu vàng xám hoặc xám tro, thịt dày… Ngoài ra, xét về xuất xứ thì loại được thu ở Tứ Xuyên là tốt nhất (1) (2).

Rễ tần giao

Công dụng làm thuốc của tần giao

Theo thuocnam.mws.vn, tần giao có vị đắng cay, tính bình (hoặc hơi lạnh) và có nhiều công dụng như:

  • Thanh nhiệt lợi tiểu.
  • Làm thư giãn gân cốt, điều trị chuột rút và co quắp gân xương.
  • Điều trị phong thấp và gân xương tê đau do gió lạnh (giúp giảm đau).
  • Điều hòa máu huyết.
  • Điều trị hoàng đản.
  • Giúp lợi đại tiện, điều trị đại tiện ra máu.
  • Điều trị lao nhiệt cốt chưng.
  • Điều trị sốt sét.

Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 3 – 10 g, nấu lấy nước uống (có tài liệu ghi dùng từ 6 – 12 g).

Theo thuocnam.mws.vn, tần giao còn có nhiều hoạt tính như:

  • Gây tăng đường huyết.
  • Gây hạ huyết áp, hạ sốt.
  • Giúp an thần, giảm đau và chống viêm (1) (2).

Lưu ý khi dùng tần giao làm thuốc

  • Những người không bị phong thấp kèm tiểu rắt thì không được uống.
  • Người tay chân tê đau lâu ngày khiến cho cơ thể suy nhược, khí huyết kém, thiếu máu… thì cũng không được uống.
  • Người bị tiêu chảy hoặc các chứng do tỳ hư cũng không nên uống (1) (2) (4).

Vị thuốc dưới dạng khô

Các bài thuốc kết hợp

1. Điều trị nhức trong xương và sốt kéo dài

Bài thuốc này có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt nên có thể điều trị các chứng trên.

  • Thành phần: tần giao (10 g), đương quy (10 g), miết giáp (10 g), sài hồ Bắc (6 g), tri mẫu (10 g) và rễ cây câu kỷ (tức địa cốt bì) 6 g.
  • Cách dùng: lấy các vị trên xay nát thành bột rồi để dùng nhiều lần, mỗi lần uống 10 g bột ấy (1).

2. Điều trị chứng liệt dây số 7 ngoại biên

  • Thành phần: tần giao (8 g), bạch chỉ Bắc (8 g), khương hoạt (8 g), củ đương quy (8 g), phục linh (8 g), xuyên khung(8 g), hoàng cầm (8 g); đảng sâm (12 g), độc hoạt (8 g), thục địa hoàng (12 g), bạch truật (12 g), bạch thược (8 g) và ngưu tất (cũng 12 g).
  • Cách dùng: nấu lấy nước uống mỗi ngày một thang (1).

3. Điều trị hoàng đản, tiêu chảy, chân tay đau nhức khi co lại, hay cảm thấy khát nước nhưng không muốn uống nước, nước tiểu ít và vàng.

  • Thành phần: tần giao (5 g), bột hoạt thạch (2 g), nhân trần (5 g), cam thảo Bắc (3 g), liên kiều (3 g) và mộc thông (3 g).
  • Cách dùng: lấy các vị trên nấu nước uống, mỗi ngày dùng một thang (2).

Thông tin thêm

Theo Thần Nông bản thảo kinh, tần giao là vị thuốc có tính hàn nhẹ và có vai trò quan trọng trong  thuocnam.mws.vn để “tiêu trừ phong thấp” (kể cả mới phát hay lâu ngày đều có thể điều trị, giúp giảm tê đau hiệu quả) (4).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: