Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Tác hại của mè đen khi dùng sai cách hay mà ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất

Tác hại của mè đen nếu dùng sai cách

Khi dùng mè đen (cũng như mè trắng), các chị em cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Hạt mè chứa nhiều dầu béo bên trong, vì vậy, nó có tác dụng nhuận tràng và thông tiện khá mạnh. Vì vậy, sau khi ăn mè, bạn sẽ đi đại tiện nhiều. Vì vậy, người đang bị tiêu chảy thì không nên ăn mè.
  • Với phụ nữ nuôi con nhỏ đang có ý định cai sữa cho con trẻ thì không nên ăn mè (vì ăn mè sẽ làm sinh tân, tăng sữa, lợi sữa…).
  • Người bị huyết khối, máu nhanh đông, viêm tắc tĩnh mạch hoặc bị bệnh tim mạch… cần hạn chế ăn mè (vì dầu mè có tác dụng làm máu nhanh đông hơn).
  • Người bị sỏi thận cũng không nên ăn mè đen (vì trong mè đen có nhiều khoáng chất, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh). Được biết, trung bình mỗi 100 g mè đen có chứa 654 mg Can xi, 50 mg Sắt…
  • Người béo phì và người đang muốn giảm cân thì không nên ăn mè (vì nó vừa giàu dinh dưỡng, vừa giàu năng lượng) (1) (2).

Hạt vừng đen (mè đen)

  • Người cơ địa hư hàn không nên ăn nhiều (vì mè có tính hàn). Nếu ăn nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy.
  • Khi ăn mè, bạn phải rang chín và cán vỡ (vì nếu ăn nguyên hạt thì cơ thể sẽ không hấp thu được, mặt khác còn hại dạ dày).
  • Người tụt huyết áp cần hạn chế (vì mè đen có tác dụng hạ huyết áp).
  • Người cơ địa dễ dị ứng với các loại hạt cũng cần cẩn trọng khi dùng mè đen (vì nó có thể gây dị ứng với các triệu chứng như chảy nước mũi, phát ban, hen suyễn, ngứa, viêm mũi…) (3).

Mè đen có tác dụng gì đáng chú ý?

Tác dụng đầu tiên cần nói đến chính là lợi sữa. Vì vậy, phụ nữ sau sinh nếu muốn sữa nhiều thì có thể uống sữa mè đen hoặc dùng mè đen/ dầu mè đen… trong chế biến thức ăn.

Tác dụng thứ hai của mè đen chính là giúp máu nhanh đông hơn. Cụ thể, chất dầu có trong hạt mè có tác dụng thúc đông máu, vì vậy, những người bị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu hoặc những người bị xuất huyết, khó cầm máu… có thể ăn thêm mè (hoặc dùng dầu mè), như thế sẽ hỗ trợ, giúp máu dễ đông hơn.

Tác dụng thứ ba của mè đen là chống lão hóa. Cụ thể, hạt mè đen chứa axit oleic, axit linolic, axit linolenic… và cả vitamin E. Đây đều là những chất nổi tiếng giúp chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

Không chỉ thế, với những người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, xơ mạch máu… thì thay vì dùng các loại dầu thực vật thông dụng để chế biến thức ăn, họ có thể dùng dầu mè (tốt nhất là dầu mè đen) để chế biến thức ăn (vì dầu mè đen có tác dụng hạ mỡ máu).

Dầu mè đen

Ngày nay, mặc dù Tây y phát triển nhưng những bài thuốc nam hay với thành phần mè đen vẫn được biết đến rộng rãi, đặc biệt là các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc điều trị râu tóc bạc sớm, tóc khô, xấu, dễ rụng: Lấy mè đen và hà thủ ô (chế), luyện với mật ong, sau đó vo thành viên rồi chia ra uống (liều lượng tùy theo thể trạng và chỉ định của thầy thuốc).
  • Bài thuốc điều trị ho khan: lấy một ít hạt mè đen rang lên cho chín thơm rồi ăn cùng đường cát trắng.

Thông tin thêm

Bạn biết đấy, các chị em hay dùng mè đen rắc lên các loại bánh chiên, nướng… cũng như làm đậu phộng rang muối mè. Tuy nhiên, nhiều chị em vì không có kinh nghiệm nên rang xong thì rắc vào bánh, sau đó đem chế biến. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng của mè đen rất nhiều (vì nếu không đâm nhẹ cho hạt mè hơi vỡ ra thì nó sẽ vào dạ dày của chúng ta ở trạng thái còn nguyên, khi đó, cơ thể chúng ta sẽ không hấp thụ được các dưỡng chất bên trong hạt).

Mè đen mua ở đâu?

Hiện chúng tôi có bán mè đen loại tốt. Bạn muốn mua thì liên hệ chúng tôi qua số điện thoại bên dưới nhé! Chúng tôi gửi hàng toàn quốc, bạn nhận hàng xong mới trả tiền ạ. Cảm ơn bạn!

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: