Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Tác dụng và tác hại của rau mầm hay giúp trị bệnh

Cao chè vằng nguyên chất

Bạn biết đấy, từ xưa, ông bà ta đã dùng đậu xanh và đậu nành để làm giá đỗ. Đây là loại rau mầm truyền thống, an toàn và có nhiều dưỡng chất hơn so với hạt đậu. Bạn có thể xem thêm những ưu điểm của giá đỗ tại đây.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loại hạt khác cũng được ươm để làm rau mầm (cây non), đặc biệt là hạt cải.

Vậy, rau mầm có tác dụng gì và có an toàn không? Cụ thể hơn, loại nào an toàn, loại nào gây nguy hiểm?

Rau mầm nào ăn được?

Rau mầm là những cây non được ươm từ hạt và chỉ mới vài ngày tuổi.

Rau mầm (cải mầm)

Ngoài giá đậu xanh và giá đậu nành là hai loại rau mầm an toàn thì dân gian còn có các loại rau mầm khác như: rau mầm từ đậu lăng, từ hạt yến mạch, từ hạt diêm mạch, từ hạt cải bẹ xanh, từ hạt cải ngọt, hạt cải củ, từ hạt rau muống, hạt bông cải xanh… Các loại rau mầm này có mùi vị đặc trưng, đồng thời cũng tươi ngon và giòn ngọt.

Thường thì các loại rau mầm này sẽ được nhúng lẩu, nấu canh hoặc xào (cũng có thể ăn sống nhưng tốt nhất là ăn chín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm).

Rau mầm nào không ăn được?

Không phải hạt nào đem ươm thành cây con cũng có thể ăn được. Trên thực tế, có rất nhiều mầm cây có độc, ví dụ như: mầm khoai mì, mầm đậu ván, mầm củ gừng, mầm khoai tây… Các loại mầm này đều chứa chất độc, rất nguy hiểm nếu ăn phải.

Vì vậy, nếu bạn tự trồng rau mầm ở nhà thì nên mua các loại hạt an toàn như hạt cải ngọt, hạt rau muống…

Rau mầm từ rau muống

Công dụng của rau mầm

Được biết, trung bình 100 g rau mầm sẽ có giá trị dinh dưỡng tương đương với 1,5 kg rau thông thường. Với ưu điểm này, rau mầm đã được nhiều chị em nội trợ tin dùng.

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, rau mầm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

 

  • Dễ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, sạch dạ dày.
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp hỗ trợ cơ thể thải độc tố.
  • Giúp bổ sung nước và chất xơ, hỗ trợ giảm cân.
  • Giúp thanh nhiệt cơ thể, tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.
  • Giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tật.
  • Giúp giảm mỡ xấu trong cơ thể, giảm nguy cơ tiểu đường và tim mạch.
  • Giúp đẹp da, đẹp tóc.
  • Giúp giảm nguy cơ ung thư.

 

Rau mầm có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì cái gì cũng vậy, ăn nhiều quá đều gây tác dụng phụ (1).

Salad rau mầm

Lưu ý khi ăn rau mầm

Rau mầm được trồng trong môi trường ẩm ướt và đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Vì vậy, khi trồng rau mầm, bạn cần đảm bảo nguồn đất trồng an toàn, không bị nhiễm hóa chất hay kim loại nặng. Bên cạnh đó, đất, rơm, xơ dừa… dùng để trồng rau mầm cũng cần được tiệt trùng để hạn chế nguy cơ nhiễm E.coli, nhiễm nấm mốc…

Điều quan trọng là: hạt được gieo phải là hạt an toàn, không tẩm hóa chất (những loại hạt giống đóng gói đều đã được tẩm màu và hóa chất để bảo quản). Vì vậy, nếu bạn trồng rau mầm thì nên lấy hạt do mình tự trồng (hoặc mua hạt giống sạch, chuyên dùng để trồng rau mầm).

Trường hợp không mong muốn: Mặc dù rau mầm tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số trường hợp bị ngộ độc, tiêu chảy do ăn rau mầm. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chọn loại rau an toàn, đảm bảo vệ sinh, rửa sạch và nấu chín rồi mới ăn.

Ai không được ăn rau mầm?

  • Người sức khỏe yếu, dễ bệnh tật không nên ăn.
  • Trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai cũng không nên ăn.

Cuối cùng, rau mầm chỉ là một loại thực phẩm bổ sung và bạn chỉ nên ăn thỉnh thoảng để xen kẽ với rau xanh thông thường. Không nên ăn nó ngày qua ngày trong thời gian dài vì sẽ dễ gây tác dụng phụ. So với rau xanh thông thường, rau mầm nhiều dinh dưỡng và nhiều hoạt chất hơn, tuy nhiên, vì điểm này mà nó cũng dễ gây hại cho cơ thể hơn (nếu chúng ta không kiểm soát được liều lượng và độ tương hợp với cơ thể) (2).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: