Hình ảnh nhận dạng của sâm cau
- Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
- Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cmgốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
- Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm
- Hạt 1 – 4, phình ở đầu.
Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu
Tác dụng của củ sâm cau rừng trong tình dục
Nói đến củ sâm cau rừng, trước tiên chúng ta phải kể đến tác dụng của củ sâm cau với sinh lý nam giới. Do vậy, hiện nay củ sâm cau rừng được nhiều người mua về sử dụng với mục đích cải thiện đời sống tình dục.
Tác dụng của củ sâm cau rừng: bổ thận tráng dương
Theo y học cổ truyền, sâm cau quy kinh ( tác dụng ) vào hai kinh can, thận. Vì vậy, sử dụng củ sâm cau rừng ngâm rượu có tác dụng bồi bổ cho thận, một cơ quan quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Khi thận yếu, chúng ta thường gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thận gây ra, trong đó, vấn đề mà nhiều người biết đến nhất là yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục. Người thận yếu sử dụng sâm cau có thể cải thiện chức năng, giúp cho thận khỏe mạnh. Tác dụng bổ thận tráng dương của củ sâm cau là rất mạnh, không chỉ những người bị bệnh mới cần sử dụng củ sâm cau rừng mà người khỏe mạnh dùng củ sâm cau cũng cực kỳ tốt. Củ sâm cau rừng sẽ giúp cho người sử dụng tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, nâng cao chất lượng cuộc yêu. Tác dụng bổ thận tráng dương của củ sâm cau rừng tốt hơn loại sâm cau trồng.
Củ sâm cau rừng tốt hơn sâm cau trồng
Tác dụng của củ sâm cau rừng: chữa bệnh liệt dương
Bệnh liệt dương khiến cho các quý ông, vốn được gọi là phái mạnh, lại không được “mạnh” cho lắm trong vấn đề quan hệ nam nữ. Củ sâm cau rừng có khả năng cải thiện bệnh liệt dương cực tốt, là một lựa chọn sáng suốt giúp nam giới lấy lại sự “mạnh mẽ” của mình. Trước mỗi bữa ăn sử dụng một ly nhỏ rượu sâm cau sẽ giúp cho bạn tự tin trong quan hệ. Các quý ông sử dụng củ sâm rừng ngâm rượu sẽ mang lại hiệu quả ông uống bà khen hay, một người dùng nhiều người vui.
Bài thuốc 1
- Sâm cau tươi ………….…..1 kg
- Rượu trắng 45 độ …………… 3 lít
- Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được.
- Lưu ý, khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối.
Bài thuốc 2: Bổ thận cường dương
- Sâm cau khô ……………1 kg
- Ba kích tím khô ………0,5 kg
- Dâm dương hoắc khô… 0,1 kg
- Ngâm tất cả các vị trên cho vào bình ngâm với 5 lít rượu, ngâm trên 3 tháng
Bài thuốc 3: Trị nam tinh lạnh, liệt dương, khó lên đỉnh
- Sâm cau khô…………….….1 kg
- Nấm tỏa dương khô ………0,5 kg
- Ba kích khô………………0,5 kg
- Lá dâm dương hoắc khô….0,1 kg
- Ngâm tất cả với 7 lít rượu, thời gian ngâm trên 3 tháng
Sâm cau cùng với các vị thảo dược ngâm rượu chữa bệnh và bồi bổ cơ thể
Tác dụng của củ sâm cau rừng: chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ
Theo y học cổ truyền, bệnh này có quan hệ mật thiết với các vấn đề về gan, thận. Khi thận dương hư, không thể ôn dưỡng hạ tiêu, mệnh môn hỏa suy, xung nhâm không đầy đủ thì sinh ra lãnh cảm trong tình dục. Khi can ( gan ) mạch mất khả năng điều hòa, dương khí không thể phân bố đến âm hộ, dẫn tới ham muốn tình dục bị suy giảm. Như đã nói ở trên, sâm cau quy vào hai kinh can, thận, nên sâm cau có tác dụng tốt trong chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ.
Tác dụng của củ sâm cau rừng: chữa các bệnh khác
Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ, nâng cao đời sống tình dục thì củ sâm cau còn được các bác sỹ Đông Y sử dụng rất nhiều để chữa các bệnh khác. Dưới đây là một số tác dụng khác của củ sâm cau rừng mà không phải ai cũng biết.
Tác dụng của củ sâm cau rừng: chữa bệnh hen suyễn, tiêu chảy
Khi bị hen suyễn, sử dụng củ sâm cau rừng một thời gian sẽ cải thiện được bệnh này. Để chữa bệnh hen suyễn, bạn có thể tham khảo bài thuốc: dùng rễ sâm cau phơi khô, xắt miếng sao vàng. Mỗi lần dùng 12- 16g sắc với 250ml lấy 50ml uống ngày 1 lần trước khi ăn. Bài thuốc này cũng có tác dụng tốt trong trường hợp bị tiêu chảy.
Đối với bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính, củ sâm cau rừng có công dụng giảm tối đa tình trạng, giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật hiệu quả.
Tác dụng của củ sâm cau rừng: chữa tê thấp, đau nhức toàn thân
Đau nhức toàn thân, tê thấp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người già, thậm chí một số người trẻ cũng có thể bị. Tình trạng này có thể tốt lên, bệnh nhẹ có thể khỏi hẳn nếu sử dụng sâm cau rừng. Vì vậy, trong gia đình có người già cao tuổi hay ai đó hay bị tê thấp, đau nhức toàn thân do căng thẳng đời sống gây ra thì bạn không nên bỏ qua tác dụng của củ sâm cau này.
Bài thuốc
- Sâm cau khô ………..…50g
- Hà thủ ô……………..…50g
- Hy thiêm thảo( cỏ dĩ) …50g
- Tất cả rửa sạch, cắt lát ngâm với 650ml rượu trắng trong 7-10 ngày( càng lâu càng tốt). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml trước bữa ăn
Tác dụng của củ sâm cau rừng: điều hòa huyết áp cao
Sâm cau có công dụng giúp điều hòa huyết áp cao, nhất là với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, bệnh nhân bị liệt dương.
Dùng bài thuốc “Nhị tiên thang” gồm các vị
- Sâm cau
- Ba kích
- Dâm dương hoắc
- Tri mẫu
- Hoàng bá
- Đương quy
- Tất cả các vị trên đều dùng 12g đem ngâm rượu có thể dùng hàng ngày.
=> Công dụng và cách dùng sâm cau, vị thuốc của mọi nhà
Những lưu ý khi dùng sâm cau chữa bệnh
Tuy sâm cau rừng có nhiều trong việc bồi bồ và chữa bệnh nhưng không phải bất kì ai cũng có thể sử dụng nó. Chính vì vậy bạn nên chú ý khi sử dụng và lưu ý những điểm dưới đây:
- Sử dụng sâm cau ở liều cao kéo dài, sẽ gây ra cường dương, khiến tinh hại sức kiệt. Những đối tượng hư yếu không nên sử dụng.
- Khi ngâm rượu với sâm cau vẫn còn tồn tại một ít độc tố vì bản thân sâm cau có độc tính, do đó không nên sử dụng sâm câu trong một thời gian quá dài có thể dẫn đến ngộ độc nhẹ.
- Trong Đông y cũng khuyến cáo những đối tượng hư yếu, bị hỏa vượng âm dư cũng không nên sử dụng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: