Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Tác dụng hay của nhung hươu trị bệnh xương khớp và những đối tượng không nên dùng

Cao chè vằng nguyên chất

Giới thiệu về nhung hươu

  • Nhung hươu hay còn có tên gọi: lộc nhung, thanh mai nhung, ban long châu…
  • Nhung hươu là sừng non chưa cốt hóa của hươu sao, hươu ngựa đực.
  • Sừng non khi mới mọc sẽ ngắn, mềm, chưa phân nhánh, sờ thấy mịn vì có lông nhung mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, dày hơn ở phía đầu sừng, chứa rất nhiều mạch máu, gọi là huyết nhung, loại nhung quý nhất và được ưa chuộng hơn cả.
  • Sừng non bắt đầu phân nhánh ngắn gọi là nhung yên ngựa, có đầu tròn múp, hơi cong queo, lông thưa, hơi to. Mỗi loại khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau.

Thành phần hóa học của nhung hươu

Nhung hươu được nhắc đến trong sách “Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam’ với hàm lượng dược chất lớn. Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai gồm các chất:

  • 25 loại axit amin
  • Canxi phốt- phát
  • Canxi các-bo-nát
  • Chất keo
  • Protid
  • Các nguyên tố vi lượng như: Sắt, Đồng, Kẽm, Magie, Crom, Coban…
  • Collagen
  • Pantocrine
  • Chondroitin
  • Axit uronic
  • •    …

Tác dụng của nhung hươu

1.Tác dụng của nhung hươu trong Tây Y

Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày – ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid.

Khi nhung hươu được sử dụng đúng liều, đúng bài thuốc có thể hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh như:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh xương khớp như: viêm khớp, bệnh gout…
  • Ngày nay, y học quốc tế còn bào chế đặc phẩm này thành dạng viên, dạng cao để tiện lợi trong điều trị bệnh.

2.Tác dụng của nhung hươu theo quan niệm Đông Y

Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, các bệnh về sinh lý. Ngoài ra nhung hươu còn có thể điều trị một số bệnh về xương khớp, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ…

Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.

Một số bệnh cụ thể mà nhung hươu có thể điều trị được theo sách y học Đông Y ghi chép lại:

  • Di tinh
  • Liệt dương
  • Bệnh lậu
  • Bệnh xương khớp
  • Các bệnh liên quan tới máu
  • Yếu sinh lý

Sơ chế và bảo quản nhung hươu

Người ta thường thu hoạch nhung hươu vào mùa xuân khi hươu mới thay

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch sừng hươu là khi sừng hươu mới nhú: 40-50 ngày. Khi đó, lộc nhung có đầy đủ chất dinh dưỡng và dược tính nhất, không non, không già.

Nhung vừa cắt cần được sơ chế hoặc chế biến ngay là tốt nhất, có giá trị dinh dưỡng cao. Để lâu nhung hươu dễ thối rữa nếu không rất dễ thối rữa.

Cách sơ chế nhung hươu

Có nhiều cách chế biến nhung hươu tươi, nhưng dù áp dụng cách nào cũng cần trải qua quá trình sơ chế lộc nhung:

  • Loại bỏ hết lông nhung ra khỏi lộc nhung: dùng dao tem (dao cạo) để cạo lông hoặc thui lộc
  • Lau sạch lộc nhung bằng rượu gừng để khử trùng.

Chú ý: Nếu sơ chế không sạch, lông nhung có thể gây nên tình trạng viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng còn ngăn cản lộc nhung tiết ra chất dinh dưỡng khi chế biến.

Sơ chế và thành nhung hươu khô:

Có 2 cách chế biến nhung lộc tươi thành khô đơn giản như sau:

Cách 1:

  • Sơ chế nhưng tươi( theo cách ở trên)
  • Thái lộc nhung thành những lát mỏng
  • Đem sấy khô ở nhiệt độ: 600-700C hoặc phơi khô
  • Cho vào túi hút chân không để dùng dần

Cách 2:

  • Để nguyên cặp nhung vào cát nóng vừa rang (30-400C).
  • Khi cát nguội thì đổ ra để thay lượt cát mới,
  • Cứ làm như vậy cho đến khi lộc nhung khô hẳn.

Bảo quản nhung hươu như để giữ được nhiều dinh dưỡng?

Bảo quản nhung hươu tươi

  • Thái lát hoặc xay nhỏ, bọc kín để trên ngăn đá tủ lạnh dùng dần.
  • Ngâm lộc nhung tươi với rượu hoặc mật ong uống dần.
  • Sấy khô và bảo quản nơi khô mát.

Bảo quản nhung hươu khô

  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, hoặc để trong túi hút chân không, sau mỗi lần sử dụng thì buộc kín để ngăn mát tủ lạnh.
  • Xay nhỏ, dạng bột mịn để trong hộp kín.
  • Ngâm lộc nhung khô với rượu hoặc mật ong uống dần.

Một số tác dụng của nhung hươu với sức khỏe con người

Nhung hươu giúp bổ máu

Viện Y dược cũng phát hiện công dụng đặc hiệu của nhung hươu với người hoá trị ung thư bị thiếu máu. Dùng nhung hươu đúng cách, đúng liều giúp giảm hẳn triệu chứng do thiếu máu: mất ngủ, đau nhức, rối loạn tiêu hoá… Đặc biệt, nhung lộc giúp hạn chế hẳn sự tăng sinh của máu. Với những bệnh nhân sau hoá trị, xạ trị sẽ phục hồi nhanh hơn.

Nhung hươu giúp làm đẹp

Theo nghiên cứu, nhung hươu có chứa hơn 17 loại axit amin, collagen… cân bằng hormone cho phái đẹp. Nhờ đó, phụ nữ sử dụng đặc phẩm này sẽ giúp:

Cân bằng kinh nguyệt, làm đẹp

  • Đào thải cặn bã giúp cơ thể luôn cân đối, tránh béo phì hoặc sút cân.
  • Luôn có một làn da sáng mịn, tươi hồng.

Nhung hươu giúp bồi bổ, tăng cường thể chất

  • Trong nhung hươu có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: 52,5 % protid, 2,5% lipid, 25 loại axit amin cùng nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.
  • Với nam giới độ tuổi trung niên, sức khỏe kém, dinh dưỡng yếu có thể dùng một chén rượu nhung hươu trước bữa ăn. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hập thu dinh dưỡng hiệu quả cùng tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch do nhung hươu kích thích sản sinh hồng cầu, tăng lưu thông máu
  • Với những người cao tuổi nhung hươu cung cấp canxi, vitaminD và các khoáng chất thiết yếu giúp xương khớp người cao tuổi luôn chắc khỏe, mạnh gân, xương khớp. Hỗ trợ loại bỏ các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, hạ huyết áp, khó ngủ…

Những đối tượng không nên dùng nhung hươu

Nhung hươu rất tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không phải là thuôc tiên chữa bệnh. Khi dùng đúng cách, đúng bệnh mới toots cho sức khỏe và có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng được. Những trường hợp khuyến cáo không nên  dùng nhung hươu:

  1. Theo Đông y khuyên những người béo phì không nên dùng
  2. Những đối tượng có bệnh về đường hô hấp: đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống.
  3. Những người tì hư hàn không được uống.
  4. Với những bệnh nhân mắc những bệnh về gan, gan không tốt, gan nóng, hay viêm thận cũng không nên dùng nhung hươu để bồi bổ sức khỏe.
  5. Người huyết áp cao, thận không tốt cũng không được uống.
  6. Những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa.
  7. Trường hợp đang bị sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
  8. Dùng nhung hươu chú ý khâu sơ chế sạc lông. Nếu không sơ chế sạch và đúng có teher gây ra viêm ruột, viêm đường tiêu hóa rất khó chữa.
  9. Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt.
  10. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khoẻ đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.

Trên đây là những thông tin về nhung hươu và một số lưu ý khi dùng nhung hươu, những đối tượng không nên dùng. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng nhung hươu và các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 039 622 5320 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, thuocnam.mws.vn  sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy,

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: