Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Tác dụng giúp điều trị đau gan, đau nhức xương khớp của rau đắng đất

Cao chè vằng nguyên chất
Rau đắng có nhiều loại, trong đó có một loại rau đắng được gọi là rau đắng đất loài rau ăn phổ biến ở miền Nam bộ, đặc biệt loài rau đắng này có những công dụng điều trị bệnh cực hay mà ít người biết.
Bên cạnh cây rau đắng biển, rau đắng đất cũng là một loài hoang dại rất phổ biến ở đất Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang… Không chỉ là món ăn phổ biến của người dân Nam Bộ trước đây, cây rau đắng đất còn được dùng để điều trị bệnh.

Đặc điểm cây rau đắng đất

Rau đắng đất (danh pháp khoa học: Glinus oppositifolius) thuộc họ Bình cu (Molluginaceae) (1)
Cây còn có các tên gọi khác như rau đắng lá vòng, trúc tiết thảo… Đây là loại cây thân thảo lâu năm, thân nhẵn, mọc lan thành từng bụi lớn bò trên mặt đất với các cọng nhỏ. Lá rau đắng khá nhỏ, có hình lông chim. Hoa rau đắng có màu trắng hoặc xanh nhạt, có cuống dài, mọc ở nách lá.
Như tên gọi, cây rau đắng đất có vị rất đắng (càng già thì càng đắng và đắng hơn rau đắng biển), những người ăn đắng không giỏi thì khó ăn được loại rau này. Tuy nhiên, vị đắng và mùi hương đặc trưng của nó lại hấp dẫn nhiều người.

Cách thu hái và sơ chế

Cây rau đắng đất mọc tự nhiên, chen chúc cùng rau cỏ khác nên khá an toàn khi sử dụng và dễ dàng trong sơ chế. Chỉ cần nhổ nguyên chùm gồm cả rễ và thân cây, sau đó đem về rửa sạch hết phần đất, bỏ đi những lá vàng, hư rồi chặt thành từng đoạn nhỏ phơi khô là có thể dùng làm thuốc.

Cách dùng cây rau đắng đất làm thuốc

So với các thảo dược khác, các công trình nghiên cứu khoa học chính thức về rau đắng đất vẫn còn khá khiêm tốn. Theo kinh nghiệm dân gian, rau đắng có tính mát, do đó, uống nước sắc từ cây rau đắng giúp nhuận gan, lợi tiểu, đào thải độc tố và điều trị chứng vàng da. Trên thực tế, dân gian thường dùng rau này cùng các loại thuốc nam khác để thanh nhiệt và điều trị mụn nhọt hoặc dùng rau đắng dưới dạng các món ăn: canh rau đắng, cháo cá lóc, canh chua rau đắng…

Cây rau đắng đất

Hình ảnh cây tươi

Tác dụng đào thải độc tố, nhuận gan, lợi tiểu

Dùng cây rau đắng đất phơi khô (mỗi lần khoảng 20g) rồi sắc lấy nước uống hàng ngày sau bữa ăn (sáng – chiều). Duy trì uống liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Điều trị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm

Dân gian dùng khoảng 0.5 kg rau đắng đất phơi khô ngâm với 3 – 5 lít rượu gạo (40 độ) rồi để khoảng 1 tháng thì sử dụng. Liều lượng: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ sau bữa ăn, liên tục khoảng 1 tháng.
Đây là hai bài thuốc rất dễ thực hiện, ít tốn công sức, chi phí và thời gian. Người nhà tôi đã từng dùng qua bài thuốc này và thấy hiệu quả rõ rệt.

Cao rau đắng đất điều trị đau gan

Theo PTS. Võ Văn Chi (trong quyển Cây thuốc trị bệnh thông dụng), trong kháng chiến chống Pháp, dân gian đã dùng rau đắng đất trong bài thuốc kết hợp để điều trị bệnh đau gan. Thành phần bài thuốc gồm cây đắng đất và cây cứt quạ với tỉ lệ bằng nhau (mỗi thứ khoảng một thúng). Hai loại này rửa sạch, nấu đến khi nát nhừ thì lược bỏ xác rồi tiếp tục nấu nước cho thành cao, sau đó cho thêm đường hoặc mật ong rồi nấu cho đặc để sử dụng lâu dài.

Liều dùng: ngày uống ba lần vào sáng, trưa và tối, mỗi lần uống khoảng 1 muỗng cà phê.

Công dụng: bài thuốc này được áp dụng để điều trị các bệnh đau gan, vàng da, chậm tiêu, mặt nổi u nhọt, mề đay… (2)

Một số nghiên cứu về cây đắng đất

  • Theo tạp chí Internation Journal of Phytomedicine, phần thân ngọn của đắng đất có thể dùng để làm lành vết thương, giảm đau khớp, hạ sốt, mụn nhọt, biếng ăn; đồng thời cũng rất tốt cho gan và đường ruột. Kết quả thí nghiệm trên chuột tiểu đường còn cho thấy tác dụng hạ đường huyết và chống tăng mỡ máu của đắng đất. Ngoài ra, nước ép từ thân và lá rau đắng đất còn giúp kháng viêm và tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào (3)
  • Theo tạp chí Dược phẩm sinh học (Pharmaceutical Biology), đắng đất cũng được sử dụng để điều trị đau bụng, đau dạ dày, vàng da và có tác dụng chống ôxy hóa (4).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: