Tên gọi khác: sơn thù du, thù nhục, táo bì.
Sơn Thù là gì?
Bộ phận dùng: Sơn thù du hay sơn thù (Fructus Corni) là quả khô của cây sơn thù (Cornus offcinalis Sieb et Zucc) thuộc họ sơn thù (Cornaceae). Người ta dùng quả chín để phơi khô.
Khi dùng, đem rửa nhanh, để ráo nước, tẩm rượu (cứ 1kg sơn thù dùng 60ml rượu trắng), sao qua.
Cũng có thể chỉ cần đem chưng cách thủy rồi phơi khô.
_ Vị chua, hơi chát, tính mát.
_ Vào các kinh: can, thận.
_ Trong sơn thù có glucosid gọi là cornin, chất keo. Có tài liệu cho biết sơn thù có các aicd hữu cơ như acid gallic, acid malic, acid malic, acid tartric,…
Tác dụng: Bổ can thận, cường dương, ích tinh.
Công dụng: Chữa phong thấp, tê thấp, đau lưng, mỏi gối, tai ù, suy thận, tiểu tiện nhiều.
Liều dùng: Ngày dùng từ 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: Nếu bên trong có thấp nhiệt, tiểu tiện ít thì không được dùng.
Tương kỵ: cát cánh, phòng phong, phòng kỷ.
Các bài thuốc nam hay có chứa sơn thù
1. Viên thảo hoàn
Thành phần:
- Sơn thù 12g
- Đương quy 12g
- Phá cố chỉ 12g
Vị thuốc sơn thù
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, thêm 0,12g xạ hương, trộn đều luyện mật ong làm hoàn.
Công dụng: Thuốc ích thận cố tinh, dùng trị các chứng do thận hư gây nên đương sự yếu, di tinh, hoa mắt, điếc, đái vặt, lưng và đầu gối đau buốt.
Liều dùng: Uống thuốc, chiêu với nước muối hạt.
2. Thang lai phục
Thành phần:
- Sơn thù 40g
- Đảng sâm 40g
- Bạch thược 16g
- Mẫu lệ (sống) 16g
- Long cốt (sống) 16g
- Cam thảo 4g
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Thuốc cố biểu cầm mồ hôi, dùng trị các chứng sau khi ốm dậy hay ra mồ hôi, người yếu mệt.
Liều dùng: Sắc uống
3. Cố kinh cầm máu
Thành phần:
- Sơn thù 40g
- Nhân sâm 4-8g
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Chữa các chứng phụ nữ yếu mệt, giảm tiểu cầu, kinh nguyệt quá nhiều.
Liều dùng: Sắc uống
Chú ý: Người do huyết nhiệt sinh ra các chứng bệnh như trên thì không nên dùng.
4. Cố kinh cầm máu (bài 2)
Thành phần:
- Sơn thù 20g
- Thục địa 20g
- Bạch thược 12g
- Đương quy 12g
Sơn thù kết hợp một số thành phần có tác dụng cố kinh cầm máu
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Chữa các chứng phụ nữ yếu mệt, giảm tiểu cầu, kinh nguyệt quá nhiều.
Liều dùng: Sắc uống
5. Trị thận hư
Thành phần:
- Sơn thù 6g
- Ngũ vị tử 6g
- Hoàng bá 6g
- Cam cúc hoa 6g
- Địa hoàng 6g
- Thạch xương bồ 6g
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Chữa thận hư, ù tai.
Liều dùng: Sắc uống.
6. Trị đau xương óc
Thành phần:
- Sơn thù du 4g
- Cam cúc hoa 4g
- Ngưu tất 4g
- Mạch môn 4g
- Nhân sâm 4g
- Thục địa hoàng 4g
- Sa uyển tật lê 4g
- Sữa người 4g
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Chữa đau xương óc
Liều dùng: Sắc uống. Đợt dùng trong 20 ngày liền, mỗi ngày 1 thang
7. Trị đái dắt
Thành phần:
- Sơn thù du 12g
- Ích chi tử 12g
- Mẫu lệ 12g
- Ngũ vị 12g
- Nhân sâm 12g
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Trị bệnh người già hay bị đái dắt hay đái són.
Liều dùng: Sắc uống
8. Sơn thù du hoàn (bài 1)
Thành phần:
- Sơn thù 80g
- Ngưu tất 40g
- Trạch tả 40g
- Mẫu đơn bì 40g
- Thục địa 40g
- Phục linh 40g
- Lộc nhung 20g
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn.
Công dụng: Trị bệnh về mắt có màng trắng.
Liều dùng: Ngày uống từ 12-16g thuốc hoàn.
Chú ý: Đây là bài: Lục vị địa hoàng hoàn, bỏ vị sơn dược, thêm vị lộc nhung và ngưu tất.
9. Sơn thù du hoàn (bài 2)
Thành phần:
- Sơn thù du 50g
- Phác tiêu 150g
- Chích thảo 40g
- Mạn kinh tử 40g
- Sơn chi 40g
- Cúc hoa 50g
- Đại hoàng 50g
- Tần giao 50g
- Phòng phong 40g
- Độc hoạt 30g
- Phụ tử 30g
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn.
Công dụng: Trị bệnh về mắt có màng trắng.
Liều dùng: Ngày uống từ 12-16g thuốc hoàn, uống với rượu ấm lúc đói.
10. Sơn thù du thang
Thành phần:
- Sơn thù du
- Cúc hoa
- Hoài sơn
- Phục thần
- Xuyên khung
- Sa sâm
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Liều lượng các vị thuốc tùy thuộc theo bệnh và do lương y kê đơn.
Công dụng: Trị mắt đau, đầu nhức.
Liều dùng: Sắc uống.
Sơn thù là một vị thuốc rất quý hiếm, chữa và phòng được rất nhiều căn bệnh mãn tính. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu khi sử dụng món ăn và bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tiến hành thăm khám để xác định tình trạng bệnh lý và được thầy thuốc chỉ định bài thuốc thích hợp.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: