Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Sim cây thuốc nam hay giúp điều trị viêm gan, đau tim và những bài thuốc quý

Cao chè vằng nguyên chất

Ở miền Nam, người ta vẫn hay nhầm lẫn cây sim với cây mua vì hình dáng bên ngoài của nó. Và nếu như hoa mua đ

Hình ảnh quả sim tươi

ược biết đến là một vị thuốc bình dân của người Nam Bộ thì hoa sim, với vẻ đẹp miền sơn cước của nó, cũng đã được biết đến với nhiều công dụng quý trong y học. Thế mới thấy, những thứ hiếm thì thường quý nhưng có những thứ không hiếm cũng rất đáng quý, tỉ như cây sim vậy.

Đặc điểm

Sim (tên khoa học: Rhodomytus tomentosa, thuộc họ Sim: Myrtaceae) (2) còn được gọi là hồng sim, đào kim nương, dương lê, sơn nhậm, nhậm tử… là loài cây mọc hoang dại phổ biến cả nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Bắc.

Sim là cây thân thảo thường cao khoảng 1 – 2 m, cành có 4 cạnh. Lá sim mọc đối, dày, thuôn nhọn và có lông mịn ở mặt dưới khi già. Hoa sim có màu hồng tím, mọc đơn độc hoặc thành chùm nhỏ ở kẽ lá. Quả sim thuộc dạng quả mọng, màu tím sẫm, thơm, vị ngọt chát và chứa nhiều hạt bên trong (4). Có thể hình dung đặc điểm cây sim qua những vần thơ như:

Sao em mọc dốc đồi hoang dại

Tim tím màu hoa, quả sẫm hồng

Muốn yêu, lại sợ tình ngang trái

Thoáng nhớ về em, đã chát lòng!” (3).

Công dụng, cách dùng cây sim làm thuốc

Các bộ phận của cây sim được dùng làm thuốc có thể kể đến như:

Nụ hoa sim: Nước sắc nụ hoa sim (8 – 16 g) có tác dụng điều trị tiêu chảy và lị (hoặc cũng có thể tán bột uống) (5).

Quả sim: Quả sim vị ngọt, tính bình, có tác dụng sinh cơ, cố tinh, dưỡng huyết. Do đó, có thể điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu khi đang thai nghén và ốm yếu sau khi mắc bệnh bằng cách sắc uống từ 10 – 15 g quả sim khô hoặc ngâm rượu uống. Ngoài ra, bên cạnh tác dụng bồi bổ, rượu quả sim còn có tác dụng điều trị di tinh, ù tai, lòi dom và băng huyết ở phụ nữ (5) (6).

Lá sim: Lá sim vị chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, chỉ lị và tiêu phong. Trong y học cổ truyền, lá sim được dùng điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính (sắc uống 15 – 30 g lá sim khô). Bên cạnh đó, lá sim non còn được dùng đắp ngoài da giúp làm lành vết thương và cầm máu hoặc sắc lấy nước rửa ngoài để sát trùng vết thương (4) (5) (6).

Đặc biệt, kết quả thực nghiệm cho thấy cao lá sim còn được dùng điều trị bỏng và cầm máu rất hiệu quả. Cách làm: băm nhỏ 1 kg lá sim rồi nấu trong 20 lít nước, đến khi thành 250 g cao thì dùng bôi ngoài da nhiều lần mỗi ngày (6).

Rễ sim: Rễ sim có vị ngọt, chua, chát, tính bình, có tác dụng điều trị tử cung rong huyết cơ năng, viêm gan, đau tim, đau lưng, mỏi gối, viêm thấp khớp, thoát vị bẹn, ngộ độc, trĩ và kiết lỵ mãn tính (sắc uống 15 – 30 g rễ sim khô). Bên cạnh đó, rễ sim còn được dùng trong bài thuốc sắc điều trị bệnh gan to, viêm gan cấp và mãn tính gồm các thành phần: rễ sim, rễ ưng bất bạc khô (mỗi thứ 30 g) và rễ bùm bụp (15 g) (5) (6).

Quả sim khô

Cây sim từ góc nhìn y học hiện đại

Theo tạp chí Biomolecules, các bộ phận khác nhau của cây sim qua nghiên cứu trong ống nghiệm và nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy những hoạt tính đáng chú ý như: chiết xuất từ lá với hoạt tính chống viêm, chống trầm cảm, tiểu đường; chiết xuất từ quả với tác dụng chống o xy hóa, xơ vữa động mạch (ở thỏ) và cả các chiết xuất từ rễ, lá và quả sim đều có một số hoạt chất giúp chống lại ung thư. Do đó, cây sim được xem là có tiềm năng điều chế sản phẩm y học với nguồn gốc tự nhiên giúp mang lại lợi ích sức khỏe và điều trị bệnh (7).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: