Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Sâm ngọc linh

Cao chè vằng nguyên chất

 Đặc điểm sinh thái của sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh có dạng thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, có đường kính thân khoảng 4 – 8 mm. Thân rễ mang nhiều rễ nhánh và củ, có đường kính 1 – 2 cm thường mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất. Trên đỉnh của thân mang lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6 – 12 mm và mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn với độ dài 12 – 15 cm và rộng 3 – 4 cm.

Lá chét phiến thường có hình bầu dục, chọp nhọn và có mép răng cưa, có lông ở hai mặt. Hoa mọc dưới các lá thẳng với thân với cuống tán hoa dài 10 – 20 cm. Mỗi tán hoa có khoảng 60 – 100 hoa, có màu vàng nhạt. Quả mọc ở tán lá, mỗi quả chứa 2 hạt.

+ Phân bố

Cây sâm ngọc linh được tìm thấy nhiều tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Thông thường, cây mọc chủ yếu ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô, huyện Tu Mơ Rông ở tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, loại cây này còn tập trung nhiều ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam, núi Ngọc Lum Heo xã Phước Lộc huyện Phước Sơn.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Thân rễ và củ là chủ yếu. Ngoài ra có thể sử dụng rễ con và lá
  • Thu hái: Sau khi cây đạt 3 năm tuổi. Thường thu hoạch vào mùa đông
  • Chế biến: Rễ cây sau thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô
  • Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát

+ Thành phần hóa học

Sâm ngọc linh có các thành phần chính như 14 acid béo, 20 nguyên tố đa vi lượng, 17 acid amin, 52 loại saponin.

Tác dụng của sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng bồi bổ và cải thiện sức khỏe

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Vị đắng, không độc

+ Qui kinh

Tâm và Thận

+ Dược tính

Vào năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu cho thấy thành phần saponin triterpen của sâm ngọc linh, nhân sâm và tam thất có 9 hoặc 11 chất Rf ngang nhau và có màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Tương tự năm 1994,  Võ Duy Huấn và Nguễn MInh Đức cũng cho hay, đã tìm thấy trong sâm ngọc linh có 50 hoạt chất và sau khi xác định cấu trúc cho thấy có 2 6 hợp chất có cấu trúc đã biết thường tìm thấy ở sâm Nhật, sâm Triều Tiên và Mỹ. Bên cạnh đó, hai nhà nghiên cứu cũng nêu rõ, trong sâm ngọc linh có 24 loại saponin pammaran có cấu tạo không có ở các loại sâm khác.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu bổ sung của tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt của Viện Dược liệu cho hay, về mặt hóa học, sâm ngọc linh có chứa 52 saponin. Trong đó có 26 loại saponin thường thấy ở sâm Nhật, Triều Tiên và Mỹ, 19 loại saponin pammaran và 8 loại saponin cấu trúc mới. Ngoài ra, cây còn chứa 20 chất khoáng vi lượng, 0,1% tinh dầu và 17 acid amin.

+ Tác dụng 

Sâm ngọc linh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như:

  • Điều trị viêm họng hạt, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Streptococi gây nên
  • Trị bệnh thiếu máu, hồng cầu, suy tiểu cầu hoặc tăng tạo tiểu cầu
  • Chống trầm cảm, giải stress, giảm lo âu và các bệnh lý gây ra bởi stress
  • Phòng và điều trị bệnh suy nhược cơ thể, tăng thể lực hoặc chống nhược sức
  • Tăng cường chức năng giải độc gan, bảo vệ gan và chống xơ gan
  • Điều trị suy nhược thần kinh và kích thích não bộ hoạt động
  • Điều hòa nội tiết tố sinh dục
  • Chống lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể
  • Điều trị bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch và điều hào tim mạch, rối loạn nhịp tim
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư

+ Cách dùng và liều dùng

Sâm ngọc linh thường sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc cao. Liều lượng dùng tối đa mỗi ngày 2 – 6 gram.

+ Tác dụng phụ

Theo một số nghiên cứu, sâm ngọc linh là thảo dược tự nhiên lành tính, không chứa độc tính và có thể sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thí nghiệm cũng cho thấy việc sử dụng bột chiết từ rễ cây sâm ngọc linh với liều lượng 10,6 gram/kg thế trọng và 34 gram/ kg thể trọng hoàn toàn không gây bất kỳ phản ứng ngộ độc nào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình sử dụng sâm ngọc linh điều trị bệnh, người bệnh tốt nhất thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ.

III. Bài thuốc chữa bệnh bằng sâm ngọc linh theo kinh nghiệm dân gian

+ Bài thuốc dùng sâm ngọc linh tẩm mật ong

  • Sâm ngọc linh đem rửa sạch và lau khô
  • Sau đó, thái lát mỏng cho vào lọ thủy tinh và đổ mật ong rừng nguyên chất vào, ngập hủ rồi đạy nắp.

Bài thuốc chữa bệnh bằng sâm ngọc linh ngâm mật ong mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Bên cạn đó, chúng phù hợp với mọi đối tượng. Để điều trị bệnh cho người già, người ốm hoặc người đang mắc bệnh, chỉ cần sử dụng 3 – 5 lát sâm ngọc linh ngâm mật ong ngậm mỗi ngày. Kiên trì thực hiện sau một thời gian sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.

Bài thuốc từ sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh ngâm mật ong phù hợp với mọi đối tượng bệnh

+ Bài thuốc sâm ngọc linh ngâm rượu

Sử dụng 100 gram sâm ngọc linh đem ngâm trong 2 – 3 lít rượu có độ cồn 50 – 70. Sau khoảng 3 tháng có thể dùng. Mỗi ngày uống 50 – 100 ml rượu giúp mạnh gân cốt và tăng cường sức khỏe

Lưu ý: Bài thuốc sâm ngọc linh ngâm rượu chỉ áp dụng ở nam giới độ tuổi trung niên. Trường hợp mắc bệnh ung thư, huyết áp, tim mạch hoặc người già và phục nữ đang cho con bú, mang thai không nên sử dụng.

+ Bài thuốc sâm ngọc linh hầm thuốc bắc

Bài thuốc thích hợp ở những bệnh nhân có sức khỏe kém, người mới ốm dậy, người già kém ăn hoặc mất ngủ, bệnh nhân đang mắc các bệnh nan y hay đang điều trị ung thư,.. Chỉ cần sử dụng 5 – 6 lát sâm ngọc linh đem hầm với thuốc bắc. Mỗi tuần dùng 1 – 2 lần hoặc có thể dùng thường xuyên để đạt được kết quả tốt.

+ Pha trà sâm ngọc linh uống giúp chữa bệnh

Rửa sâm ngọc linh và thái thật mỏng. Mỗi ngày dùng 1 – 2 gram cho vào cốc nước sôi và hãm trong vòng 5 phút rồi uống.

Lưu ý: Sau khi uống hết nước lượt 1 có thể thêm nước uống, hãm và uống vài lần tiếp theo cho đến khi nước nhạt dần thì lấy phần bã nhai và nuốt dần.

+ Bài thuốc ngậm sâm ngọc linh

Bài thuốc có tác dụng chữa các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn hoặc các chứng phế hư như hen suyễn, phổi yếu, thở gấp hay hô hấp kém. Cách chữa bệnh rất đơn giản, bệnh nhân cắt 1 lát sâm ngọc linh và ngậm trong miệng cho đến khi tan hết.

Sâm  ngọc linh là vị thuốc bổ nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể dùng được. Vì vậy, khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi liều lượng và cách sử dụng ở mỗi người thường khác nhau, điều này tùy thuộc và tình trạng sức khỏe và độ tuổi của mỗi người.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: