Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Sa pô (hồng xiêm) quả ngon, mang công dụng một vị thuốc

Cao chè vằng nguyên chất
Quả sa pô hay quả hồng xiêm loài cây ăn quả thân thuộc với người Việt Nam. Không chỉ là một loại quả ngon, bổ dưỡng sa pô còn là một vị thuốc quý với rất nhiều công dụng hữu ích trong đời sống của chúng ta.

Sa pô hay lồng mứt, hồng xiêm, sa pô chê… là những tên gọi khác nhau của loại quả có hình dạng giống trái hồng, vỏ nâu, vị ngọt đậm và hương thơm trầm rất dễ chịu.

Không chỉ cung cấp quả chín để dùng làm thức ăn, thức uống, giúp giải khát, bổ dưỡng và ngon miệng; cây sa pô còn có ý nghĩa trong việc làm thuốc chữa bệnh qua các bộ phận như quả, nhựa, vỏ cây, lá và hạt.

LÁ SA PÔ GIÚP GIẢM ĐAU, GIẢM ĐỘC TỐ KHI BỊ CHÓ CẮN

Lúc còn nhỏ, tôi từng chứng kiến trường hợp đứa em họ của mình bị chó cắn. Tuy nhiên, vì nhà xa bệnh viện nên để tránh độc tính và sự đau nhức trong quá trình đưa đến bác sĩ; hai, ba người hàng xóm hay tin (và dù không hẹn trước) đều rối rít chạy đi tìm cây sa pô. Họ hái những lá non rồi giã nhuyễn, cho thêm chút muối vào rồi bó lên vết thương.

Theo quan niệm dân gian, lá non hoặc quả non của cây sa pô có thể hút được nọc độc của chó, mèo và giảm đau nhức, viêm sưng. Hơn nữa, nhờ đặc tính kháng viêm mà lá sa pô còn được nấu khoảng 10 phút rồi súc miệng để giảm sâu răng hoặc để uống nhằm giúp tiêu viêm.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ lá cây sa pô còn giúp giảm cân, giảm đường huyết, cholesterol và bệnh trĩ.

Lá và quả sa pô (hồng xiêm)

Lá và quả sa pô (hồng xiêm)

QUẢ SA PÔ VỚI GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ DƯỢC LIỆU

  • Được biết, quả sa pô sống chứa nhiều tanin giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau. Do đó, người ta thái mỏng, phơi khô quả sống rồi sắc uống để điều trị tiêu chảy, ngăn ngừa viêm dạ dày, viêm thực quản, viêm khớp…
  • Quả sa pô chín giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giảm táo bón và huyết áp…
  • Hơn nữa, quả sa pô chín chứa nhiều vitamin (B2, B3, B5, B6, C…), chất xơ và khoáng chất (Can xi, Sắt, Ma giê, Phốt pho, Ka li…) nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
  • Ăn một lượng quả sa pô chín vừa phải còn giúp mắt sáng khỏe, đẹp da và tóc, chắc xương, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể giảm stress, cảm thấy tràn đầy năng lượng.
  • Mặt khác, quả sa pô chín chứa các chất chống oxi hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa, giúp giảm nếp nhăn và ngăn ngừa ung thư (ung thư đại tràng, ung thư phổi…).
  • Bên cạnh đó, axit folic trong quả sa pô cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu và sự phát triển của thai nhi.

Quả sa pô chín

Quả sa pô chín

CÔNG DỤNG CỦA VỎ, HẠT VÀ NHỰA CÂY SA PÔ

  1. Nước sắc vỏ cây sa pô được xem như thuốc bổ dưỡng, giúp hạ nhiệt và giảm lao phổi.
  2. Hạt sa pô giúp lợi tiểu.
  3. Nhựa cây được dùng để bôi lên nhằm loại bỏ mụn cóc, nấm trên da và cũng được các nha sĩ sử dụng trong thành phần giúp làm đầy các lỗ sâu răng (hoặc làm thành kẹo cao su giúp sạch răng…).
  4. Ngoài ra, dầu được chiết xuất từ hạt sa pô khi thoa lên tóc cũng giúp giữ ẩm và làm mềm tóc, làm giảm độ nhạy cảm của da đầu và tình trạng rụng tóc.

Nói tóm lại: Cây sa pô có nhiều công dụng thực tế có giá trị cao, nhất là quả và nhựa. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều quả sa pô để tránh nóng trong người. Cũng cần nói thêm, sa pô có nhiều loại. Ở quê tôi, người ta gọi loại quả nhỏ, màu hơi sẫm, vỏ nhám và nhiều vụn vỏ là sa pô và loại quả lớn hơn, màu nâu sáng hơn, vỏ nhẵn hơn là lồng mứt.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: