Tứn khửn loại thần dược dựng lên người, được mệnh danh là một trong những bí kíp của người Mông vùng Tây Bắc.
Theo người Mông rượu Tứn Khửn không phải là chỉ có một thành phần từ quả Chí chuôn chua mà nó là tổng hợp của nhiều vị thuốc, trong đó có 3 vị thuốc chính đó là: Quả chí chuôn chua, cây cua trừ ma và cây tứn khửn. Đây đều là những loại thảo dược hiếm, rất khó tìm và chỉ có vào một mùa nhất định trong năm.
Ngoài 3 vị thuốc trên, rượu tứn khửn của người Mông còn có thêm 9 vị thuốc khác, là những vị thuốc có tác dụng bổ trợ tăng cường hiệu quả. Vậy là bình rượu có tổng cộng 12 vị thuốc.
Cách ngâm rượu tứn khửn của người Mông Tây Bắc
Trong ba vị thuốc chính nêu trên có 2 vị thuốc cần phải chế biến trước khi ngâm đó là cây cua trừ ma và cây tứn khửn: hai vị thuốc này sẽ được thái thật mỏng, đem phơi khô và sao vàng hạ thổ.
Riêng quả chí chuôn chua tươi không cần phải chế biến gì thêm, chỉ cần tách ra thành từng múi nhỏ rồi đem bỏ vào bình ngâm trực tiếp.
9 vị thuốc còn lại sẽ được rửa thật sạch và đem thái mỏng phơi khô rồi ngâm chung cùng với ba vị thuốc trên.
Theo kinh nghiệm của người Mông rượu Tứn khửn ngâm càng lâu thì càng ngon, người Mông cho rằng rượu tứn khửn khi được chôn xuống đất trong thời gian 1 năm sẽ trở thành một loại thần dược uống đến đâu biết đến đó, uống một vài lần thì kể cả những người mắc các chứng bệnh về sinh lý thì chỉ sau một thời gian ngắn là mọi chuyện đều đâu vào đó cả.
Vùng Tây Bắc có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm, tại đây người dân có vô vàn những bài thuốc diệu kỳ mà trong đó rượu tửn khửn là một trong những minh chứng.
Đây có thể coi là một trong những kinh nghiệm quý báu mà ta nên nghiên cứu tìm hiểu để bảo tồn phát triển và phát huy bài thuốc quý này bởi cho đến thời điểm hiện nay khi lục tìm các tài liệu cổ đều chưa có ghi chép nào về các vị thuốc trên.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: