Mô tả
Cây bọ mẩy là dạng cây thân thảo sống lâu năm, cây có thể cao tới 1,5 mét. Thoạt nhìn bạn sẽ thấy cây có hình dáng gần giống với cây lá đắng, nhưng lá và thân cây của bọ mẩy nhỏ hơn. Màu xanh trên lá đậm hơn lá mật gấu.
Hoa bọ mẩy mọc thành từng chùm ở ngọn của nhánh cây, hoa màu trắng, chia 5 cánh, gần giống hoa đu đủ, ở giữa hoa có tua nhụy dài. Các bạn xem ảnh để thấy gõ hơn phần mô tả.
Phân bố, thu hái, chế biến
Người dân thường hái lá cây quang năm làm rau và làm thuốc, vào mùa tháng 5 đến tháng 8 hàng năm thường có nhiều lá non, ngọn non. Nhân dân các dân tộc miền núi Tây Bắc thường hái ngọn non, lá non xào với măng, tỏi làm rau ăn bồi bổ sức khỏe và giải độc rượu.
Ở Hòa Bình, người Mường có món rau đồ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Món rau có rất nhiều thứ rau, trong đó không thể thiếu rau đốm (tắc tốm). Rau được đồ như đồ sôi, với hơn 10 loại rau. Kết quả sẽ thu được một món ăn với vị đắng, ngọt, cay, thơm và hơi bùi. Đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết của người mường Hòa Bình.
Để làm thuốc người dân hái lá, ngọn, có khi lấy cả rễ. Về rửa sạch, phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi.
Công dụng của cây bọ mẩy
Vị thuốc mới chỉ được dùng trong phạm vi nhân dân, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài cây này. theo kinh nghiệm dân gian bọ mẩy có một số tác dụng chính sau (2):
- Bồi bổ sức khỏe, tốt cho phụ nữ sau sinh
- Mát gan, giải độc, giảm mụn nhọt
- Điều vị ghẻ ngứa ngoài da
Ở Hòa Bình, người Mường dùng như rau ăn giúp ăn ngon cơm, mát bổ và giải độc rượu.
Cách dùng bọ mẩy làm thuốc
Dùng tươi: Lá non, ngọn non 200g, rửa sạch xào với tỏi tươi ăn hàng ngày. Lưu ý rau có vị đắng khá gắt, nhưng sẽ có chút vị ngọt hậu, hơi bùi, nếu ăn quen sẽ rất ngon cơm.
Dùng khô: Lá, ngọn bỏ mẩy khô đem sao vàng hạ thổ, sau đó sắc uống hàng ngày với liều dùng khoảng 15g/ngày. Bài thuốc có công dụng mát bổ, thường dược dùng như một vị thuốc bổ giúp phụ nữ sau khi sinh nở sớm phục hồi lại sức khỏe (2).
Điều trị ghẻ ngứa, giảm mụn: Bởi bọ mẩy (rau đốm) có vị đắng gắt, nên theo dân gian vị thuốc có công dụng giảm mụn, ghẻ ngứa. Có thể dùng toàn cây gồm lá, cành tươi đun lấy nước tắm hàng ngày.
Một số nghiên cứu về cây bọ mẩy
Chiết xuất methanolic từ cây bọ mẩy Clerodendrum cyrtophyllum Turcz đã cho thấy các hoạt động chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, các nhà nghiên cứu nhận định, bọ mẩy có thể được coi là một vị thuốc tiềm năng trong thời gian tới. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Hàn Quốc (3).
Lưu ý:
- Không nhầm lẫn bọ mẩy với vị đại cốt bì. Bởi đây là 2 vị thuốc khác nhau, có công dụng khác nhau hoàn hoàn.
- Không nên dùng cho phụ nữ mang thai
Gửi câu hỏi cần giải đáp: