Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Rau càng cua loài cây dại mọc hoang lại là thần dược ở nhiều nước trên thế giới

Cao chè vằng nguyên chất

Nhắc đến rau cải miệt vườn, có lẽ ít ai quên được hình ảnh đám rau càng cua non mơn mởn bên sàn nước, cạnh bờ ao… Loại rau này người nào ăn không quen thì chê nó hơi tanh như mùi cua sống nhưng ai ăn quen thì lại mắc ghiền (bởi vị chua, tính mát và độ giòn rụp của nó). Thật vậy, trong lòng những người con hiếu thảo, hình ảnh đám rau càng cua lại càng thân thương làm sao!

“Nhìn Mẹ tuổi sang mùa sung chín, 
Cầm rổ lần mò bên mé ao, 
Càng cua năm cũ xanh từng liếp, 
Tóc Mẹ hoa râm tự thuở nào?” (1)

Về cây rau càng cua

Cây càng cua (tên khoa học: Peperomia pellucida, thuộc họ Piperaceae) còn có các tên gọi khác như rau tiêu, đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, cương hoa thảo, tiểu quỷ châm, thích châm thảo… (2).

Cây càng cua là loài thân thảo, bò lan khi trưởng thành với độ cao khoảng 20 – 30 cm, thân và lá (hình trái tim) chứa nhiều nước, nhẵn bóng, hơi có nhớt và có màu xanh trong mơn mởn, nhìn rất bắt mắt. Hoa càng cua mọc thành chùm, nhìn như những tua nhỏ (giống tua quả mồng tơi nhưng nhỏ hơn rất nhiều), quả tròn mọng (2). Loại rau này thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt như khu vực gần sàng nước, bờ ao, chân tường…

Thông thường, rau càng cua được dùng để ăn sống hoặc làm gỏi, bóp giấm, nấu canh, chấm cá kho, ăn cùng sốt cà chua hay xào tỏi… với vị chua tự nhiên và công dụng thanh mát. Trước đây, cây càng cua là hình ảnh giản dị và rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Tây Nam Bộ:

“Dĩa rau càng cua rưới thêm dầu giấm
Nước tương dầm với ớt vậy mà ngon” (3)

Không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng (chứa nhiều vitamin C, sắt, ka li, ma giê, can xi… nên tốt cho máu và tim mạch, đồng thời giúp giảm cân) (2), cây càng cua còn được dùng như một thảo dược với nhiều công dụng quý.Gỏi rau càng cua sống

Công dụng điều trị bệnh của cây rau càng cua

  • Toàn cây càng cua đều được dùng làm thuốc. Theo đông y, cây càng cua có công dụng tán ứ, chỉ thống, điều trị bầm tím, đau tức, chấn thương do đòn ngã (5).
  • Dân gian còn dùng rau càng cua để thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, viêm họng (giã nát khoảng 100 g rau tươi rồi vắt lấy nước uống) và điều trị tiểu buốt (sắc lấy nước uống). Tuy nhiên, thường thì người ta sử dụng cây càng cua để làm thành các món ăn kết hợp điều trị bệnh.
  • Dân gian cũng dùng lá càng cua tươi, giã nát rồi đắp để điều trị đau đầu, ghẻ lở, giúp giảm mụn trứng cá và mụn nhọt.

Những kết quả nghiên cứu đáng chú ý về rau càng cua

  • Kháng khuẩn, chống oxy hóa: Theo Tạp chí Dược điển (Pharmacognosy magazine), chiết xuất tinh dầu từ thân và lá càng cua có đặc tính kháng khuẩn E. coli, họ vi khuẩn đường ruột, Tụ cầu vàng và kiểm soát stress oxy hóa (6).
  • Điều trị tiểu đường, cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới: Theo Tạp chí Nghiên cứu y sinh quốc tế (International Journal of Biomedical Research), kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ cây càng cua làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện số lượng cũng như chất lượng tinh trùng. Do đó, rau càng cua được xem là có tiềm năng điều chế thành thuốc điều trị tiểu đường và cải thiện khả năng sinh sản của nam giới (7).
  • Điều trị ung thư vú: Theo tạp chí Khoa Y, Đại học Y tế Tehran, Iran (Acta Medica Iranica), chiết xuất từ lá rau càng cua không chỉ kháng khuẩn, chống oxy hóa mà còn có khả năng chống ung thư biểu mô tuyến vú ở người (8).
  • Điều trị hồng cầu lưỡi liềm: Theo Tạp chí Dược lý và dược phẩm châu Phi (African journal of Pharmacy and Pharmacology), chiết xuất lá càng cua còn có vai trò và tiềm năng trong điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm (9).
  • Tái tạo xương: Theo Tạp chí dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), kết quả thí nghiệm trên chuột bị tổn thương xương đùi cho thấy chiết xuất etanolic của cây càng cua có khả năng tái tạo xương sau chấn thương. Điều này giải thích cho việc một số vùng cùa nước Cameroon (Trung Phi) đã dùng cây càng cua để điều trị gãy xương (10)
  • Điều trị loét dạ dày: Kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cũng cho thấy Dillapiole (có trong rau càng cua) là hợp chất hoạt động mạnh nhất trong vai trò bảo vệ dạ dày của cây càng cua (11).

Cây càng cua mọc hoang

Cây càng cua mọc hoang wikipedia.org

Lưu ý

  • Rau càng cua có tính hàn nên những người bị tiêu chảy không nên ăn. Người bị sỏi thận, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng không nên ăn.
  • Hiện chưa có báo cáo về độc tính của cây càng cua đối với con người. Tuy nhiên, ở những người quá mẫn cảm với rau càng cua có thể xuất xuất triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn (4)

Là một loại rau, một vị thuốc quý hiếm  nhưng hiện nay vẫn rất kén người dùng, nhiều nơi cây càng cua mọc hoang xanh mướt nhưng cũng chẳng thấy ai ngó ngàng. Là một loại rau sạch, một vị thuốc hay, chúng tôi mong rằng dân ta biết quý trọng và sử dụng nhiều hơn nữa loại cây rau vị thuốc này trong đời sống hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: