Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Rau cần tây giúp giảm cân, điều trị thấp khớp, vàng da và một số bệnh khác

Cao chè vằng nguyên chất

Đó là những món ăn gắn liền với tuổi thơ tôi bởi mỗi khi thấy tôi chán ăn, mẹ tôi lại lụi hụi ra sau nhà, bẻ vài khóm rau cần rồi ngâm thêm một ít bò lát chay, có khi thì gọt thêm củ cà rốt. Bà bảo: “Rau cần xào bò lát là món dễ ăn nhất, mày ăn không, khỏi ăn cơm cũng được”. Thật vậy, tôi không nhớ đã bao nhiêu lần chỉ ăn thức ăn và không đụng đến cơm.

Thật diễm phúc cho những ai có mẹ để mà nũng nịu và để ăn những món ăn ngon nhất của đời người. Không biết tự bao giờ, rau cần tây (RCT) gần gũi với chúng tôi không thua gì những loài rau bình dã khác. So với rau cần ta có thân hình ống và dễ gãy, cây cần tây có các bẹ lá cứng cáp hơn, ăn vào dai hơn và hương thơm cũng mạnh hơn.

Bạn đã ăn rau cần tây lần nào chưa và món ấy là món gì, bạn còn nhớ chứ?

Cần tây, nguyên liệu ẩm thực quen thuộc

Đặc điểm rau cần tây

Rau cần tây có tên khoa học là Apium graveolens, thuộc họ Hoa tán: Apiaceae. Cây có dạng thân thảo, cao chưa tới 1 m và toàn cây đều chứa tinh dầu thơm (nhất là trong quả).

Trong ẩm thực, RCT là loại rau gia vị quen thuộc, có mặt trong nhiều món ăn và nổi tiếng là RCT xào thịt bò (món mặn) và rau cần tây xào bò lát (món chay). Không chỉ thế, rau cần tây còn có công dụng làm thuốc.

Công dụng làm thuốc của rau cần tây

Rau cần tây ăn vào hơi cay ngọt và rất thơm. Tuy nhiên, có nhiều người lại không thích hương vị của loại rau này.

Về công dụng làm thuốc, RCT nổi tiếng là loại rau thanh nhiệt, giúp dễ tiêu và có thể điều trị các chứng như:

  • Ho nhiệt.
  • Tiểu tiện khó khăn.
  • Cao huyết áp.
  • Béo phì.
  • Khó tiêu, bệnh lỵ.
  • Thấp khớp, thống phong.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Sỏi niệu đạo, sỏi thận, suy thượng thận.
  • Vàng da, tràng nhạc.
  • Thần kinh dễ bị kích thích.

Cách dùng: Có thể ăn sống, hãm lấy nước uống hoặc nấu, xào để ăn mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh (khoảng 50 g rau mỗi ngày và nên nấu chín sẽ dễ ăn hơn).

Ngoài ra, RCT còn được dùng ngoài da trong các trường hợp như:

  • Viêm loét miệng, viêm họng và khàn tiếng: lấy RCT giã nát, ép lấy nước và dùng nước này súc miệng thường xuyên.
  • Mụn nhọt: lấy lá RCT giã nát và đắp lên.
  • Tay chân nứt nẻ: lấy 250 g rau cần tây nấu nước và dùng nước này ngâm chân (khoảng 1 lít).

Ngoài ra, ở Ấn Độ, quả cần tây (hay bị gọi nhầm là hạt) còn được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, gây trung tiện và bồi bổ cơ thể. (1) (2) (3).

Những lưu ý khi dùng

  • Kiêng kị: Khi dùng RCT, người bệnh cần tránh các thức ăn có tính lạnh như dưa leo và giá…
  • Liều lượng: Nhiều người có thói quen uống thêm thuốc sau khi đã khỏi bệnh để “diệt tận gốc”, để “chắc ăn”. Tuy nhiên, trong trường hợp RCT thì các nhà nghiên cứu y học khuyên rằng không nên dùng.
  • Đối tượng cần tránh: RCT nổi tiếng với tác dụng hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp không nên dùng.
  • Phân biệt: Cần phân biệt rau cần tây với rau cần ta (tức rau cần nước) và rau tần ô (hay còn gọi là cây cải cúc)…

Cây cần tây

Các bài thuốc có dùng rau cần tây

  • Điều trị phong thấp: Lấy 1 kg RCT, xắt nhỏ rồi phơi khô và để dùng dần. Mỗi lần dùng, lấy 150 g rau phơi khô nấu với ba chén nước, nấu đến khi nước rút còn lại một chén thì chia thành ba lần uống trong ngày.
  • Điều trị bí tiểu tiện: Lấy 50 g rau cần tây tươi, rửa sạch, giã nát rồi hãm trong bình giữ nhiệt và để uống dần. Việc uống nước ấm như thế sẽ giúp ra mồ hôi và thông tiểu tiện.
  • Điều trị vàng da: Lấy RCT và dạ dày lợn, mỗi loại 150 g, đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn vừa ăn rồi xào, nêm nếm như món ăn thông thường. Lưu ý, người bệnh nên ăn thường xuyên cho đến khi khỏi bệnh thì ngưng.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: