Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Rau cải cúc và các món ăn giúp điều trị ho lâu năm, ho ra máu hay

Cao chè vằng nguyên chất

Nhìn cọng rau non xanh rờn, nấu lên cong mềm thì ai cũng muốn ăn ngay. Tuy nhiên, điều khiến các bà nội trợ thích rau cải cúc không nằm ở cái vẻ ngoài bắt mắt mà ở tác dụng của nó. Chỉ cần ăn một chén canh rau, bạn đã cảm thấy rõ rệt sự thanh nhiệt, ngon mát của nó. Với mình, rau cải cúc rất thơm mặc dù nhiều người chê rằng nó hôi như cây sao nhái (tùy khẩu vị mà!).

Đặc điểm rau cải cúc

Nếu là một người hay đi chợ, bạn sẽ thấy bên mẹt rau quả của các bà nhà quê hay có vài bó rau nho nhỏ, lá xẻ thùy trông như lá cây sao nhái nhưng cọng lại non mởn, mọng nước và mập ú hơn. Đó là rau cải cúc đấy.

Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi là cúc tần ô, rau tần ô, rau cúc, đồng hao… Cây có tên khoa học là Glebionis coronaria, thuộc họ Cúc: Cây cải cúc là loài thân thảo, mọng nước, cao chưa tới 80 cm và phân nhánh khá nhiều.

Đặc biệt, lá cải cúc thường mọc ôm ốp vào thân và hoa cải cúc thì có màu trắng pha vàng rất đẹp. Thi thoảng, ngồi giữa cánh đồng hoa cải cúc cũng là một cách để thư giãn và kết nối với tự nhiên.

Hoa cải cúc đẹp dịu dàng

Cây cải cúc điều trị ho cho trẻ

Có nhiều món ăn giúp giảm ho ở trẻ em như lê chưng đường phèn, tắc chưng đường phèn và cả cách dùng rau cải cúc. Nếu trẻ của bạn không ghét mùi vị của cải cúc, bạn có thể lấy một ít lá (khoảng 6 g), xắt cho thật nhỏ rồi để vào chén, sau đó cho thêm một chút đường và hấp trong nồi cơm. Khi cơm chín hẳn, bạn giở nồi ra thì lá rau cũng tiết ra nước, lúc này các bạn chắt nước cho trẻ uống. Nước ấy vừa ngọt vừa thơm – hương thơm của cơm và của cải cúc (các bạn lưu ý, nên chia thuốc ra cho trẻ uống nhiều lần trong ngày nhé).

Công dụng của rau cải cúc theo thuocnam.mws.vn

Theo thuocnam.mws.vn, cây cải cúc có vị ngọt nhạt và có tính mát, vừa giúp khai vị và lại vừa tán phong nhiệt. Vì vậy, dùng rau cải cúc như thực phẩm hàng ngày không chỉ giúp bạn ăn ngon hơn mà còn kích thích quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, rau cải cúc còn giúp trừ đờm rất tốt.

Canh cải cúc với tôm

Trên thực tế, rau cải cúc có thể ăn sống, chế với dầu giấm, ăn với lẩu, đem xào hoặc nấu canh. Tuy nhiên, cách dùng nấu canh là phổ biến nhất và dễ dùng nhất (4).

Rau cải cúc và các bài thuốc điều trị ho

Với bệnh ho, ngoài cách chưng với đường hay nấu canh (như đã kể trên) thì vẫn còn nhiều cách dùng khác. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp ho khác nhau thì sẽ có các cách dùng, các món ăn khác nhau.

  1. Với chứng đau họng, ho và sốt do cảm cúm, bạn có thể nấu cháo cải cúc ăn để giải cảm. Tuy nhiên, cách nấu có hơi khác so với thông thường một chút. Trước tiên, các bạn lấy cải cúc rửa sạch, xắt đoạn rồi cho vào tô, sau đó nấu riêng một nồi cháo trắng. Khi cháo chín và còn sôi nóng, các bạn đổ vào tô và đợi 10 phút thì trộn rau lên và ăn dần.
  2. Với bệnh đau mắt, ho ra máu và nhức đầu kinh niên, các bạn có thể lấy 10 – 16 g rau cải cúc sắc lấy nước uống hàng ngày và nên kiên trì dùng để thấy hiệu quả. Riêng với bệnh đau mắt và ho lâu năm, nếu không dùng cách này, các bạn cũng có thể nấu canh hoặc nhúng lẩu, trộn dầu giấm để ăn cũng được.
  3. Ngoài ra, với bệnh ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, bạn cũng có thể dùng cải cúc nấu canh với phổi lợn để ăn. Cách dùng như sau: lấy 150 g rau cải cúc tươi và 200 g phổi lợn rồi nấu canh như món ăn thông thường (phổi lợn nấu trước, rau cho vào sau). Về lượng nước, bạn có thể nấu vừa đủ một tô để ăn cùng với cơm (với cách này thì nên dùng liên tục từ 3 – 4 ngày).
  4. Với bệnh ho ra máu, có thể lấy rau cải cúc rửa sạch, xắt nhỏ rồi giã nát, sau đó cho thêm một chút nước vào và vắt lấy nước uống (nên dùng nước đun sôi để nguội).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: