Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Quả trám món ăn thơm ngon và những công dụng làm thuốc trị nhiều bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khác: Cây cà na, cây bùi, mác cơm…
  • Tên khoa học:
    • Trám trắng (hay trám xanh): Canarium album Raeusch
    • Trám đen: Canarium nigrum Engl (1).
  • Họ: Trám

Mô tả

  • Thân: Trám là loại cây thân gỗ lớn, lâu năm, có thể cao tới 20 mét, đường kính thân cây có thể tới 1 mét.
  • Lá: Dạng lé kép lông chim, với 5 cặp lá mọc đối trên cuống lá và 01 lá mọc đơn ở cuối của cuống lá. Lá cây thuôn nhọn và có nhiều gân nổi rõ.
  • Hoa: Nhỏ mọc thành chùm màu trắng, nhụy có nhiều tua nhỏ.
  • Quả: Cây rất sai quả, mọc thành từng chùm, quả trám hình bầu dọc kích thước 1,5cm x 4cm. Trám trắng quả có màu xanh, khi chín màu vàng nhạt, bên trong có hạt cứng hình ngôi sao. Trám đen quả có màu đen.

Cây trám mọc ở đâu ?

Cây trám ít thấy trồng ở đồng bằng, chỉ thấy được trồng nhiều ở miền núi nhất là các tỉnh miền Tây Bắc nước ta. Hiện nay một số tỉnh có trồng nhiều cây trám như Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng….

Vì là một cây lâu năm, thích hợp với khí hậu vùng núi cao, vừa lấy quả vùa lấy gỗ nên đây là một loại cây trồng rất phù hợp, cho giá trị kinh tế cao, được khá nhiều nơi hưởng ứng trồng loại cây này.

Bộ phận dùng: Quả, ngoài ra còn dùng vỏ cây.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu tại Viện Khoa học Y dược Cổ truyền Quảng Tây, bằng phương pháp sắc ký và trên cơ sở phân tích quang phổ. Kết quả nhóm nghiên cứu đã thu được các hợp chất trong trái trám xanh được xác định là: scoparone, scopoletin, (E) -3,3′-dihydroxy-4,4′-dimethoxystilbene và axit gallic (2).

Tính vị

Vị hơi chua, chát và bùi, tính bình.

Về độ thơm ngon: trám xanh vị thơm ngon, dễ ăn hơn so với quả trám đen. Vì vậy trong đời sống hàng ngày, trám xanh thường được người dân sử dụng nhiều hơn trong các bữa ăn, trái trám thường dùng để nấu canh xương, kho thịt, kho cá, dầm muối ớt để ăn sống, muối chua….

Về hương vị trám có lẽ ấn tượng nhất vẫn là món trám trắng nấu canh xương, cái nước cốt xương nấu trái trám với một vị ngọt, bùi, thơm ngon đến khó tả đã làm say lòng biết bao người.

Quả trám trắng

Công dụng của quả trám

Theo kinh nghiệm dân gian quả trám với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, không chỉ cung cấp các loại khoáng chất, vitamin thì trái trám còn là một vị thuốc nam hay, với những công dụng chính như sau:

  • Giảm ho
  • Tiêu đờm
  • Giảm viêm họng
  • Khản tiếng
  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng cường sức khỏe

 

Cách dùng trái trám làm thực phẩm và làm thuốc

1. Dùng quả trám trắng

Trám đen, trám trắng loại rau quả không thể thiếu trong bữa ăn của người đồng bào miền Tây Bắc, những món ăn từ trái trám rất phong phú, mùi vị thơm ngon. Một trong những cách chế biến trám làm thức ăn và làm thuốc đơn giản nhất, ngon nhất là trái trám trắng nấu xương, cách làm như sau:

  • Chọn trám: Lấy trái trám xanh, quả đều tươi mới không bị xứt méo, chọn quả gần chín có màu xanh nhạt là ngon nhất.
  • Chuẩn bị: 200g trám trắng tươi, 500g xương heo (Hoặc thịt gà), một chút bột ngọt.
  • Thực hiện:
    • Trái trám rửa sạch, bổ đôi ngang quả để lộ ra phần nhân hạt.
    • Xương heo rửa sạch, nêm mắm muối xào qua một lần rồi đổ nước vào đun sôi.
    • Khi nước sôi thì bỏ trái trám đã chế biến nào nồi, ninh nhỏ lửa đến khi xương và trái trám chín mềm.
    • Nêm nếm gia vị, thêm chút hành hoa, tắt bếp và thưởng thức món xương heo hầm trám.
  • Mùi vị: Nước xương nấu trám trắng có vị ngọt bùi, vị rất đặm đà, kể cả không có bột ngọt thì vị nước cũng ngọt lịm một cách tự nhiên. Trái trám chín mềm có thể ăn, vị trái trám hơi chát, nhưng ngon nhất vẫn là nước dùng.

Trám đen

2. Dùng quả trám đen điều trị ho, khản tiếng

Trám đen thường được dùng để kho cá, kho thịt với những công dụng tương tự như trám trắng, ngoài ra dân gian còn dùng trám đen điều trị một số bệnh như sau:

  • Chuẩn bị: Quả trám tươi 7 quả, tranh tươi 1 quả, muối sạch 1 thìa cà phê
  • Thực hiện: Trám rửa sạch, tách bỏ hạt, thêm chút muối, vắt nước chanh tươi hòa cùng với phần cùi quả dầm đều cho ngâm muối và tiến hành ngậm khi xuất hiện cơn ho.
  • Ngoài dùng trám đen điều trị ho, cũng có thể dùng trám trắng với cùng một cách thức như trên.

3. Điều trị lở sơn

  • Chuẩn bị: Một nắm vỏ tươi thân cây trám
  • Thực hiện: Đem vỏ cây đun lấy nước lau rửa và tắm ngày một lần sẽ có tác dụng điều trị lở sơn rất tốt.

Một số nghiên cứu

1. Hoạt động ức chế virus cúm A:

Nghiên cứu tại Trường khoa học dược phẩm, Đại học Y Nam, Quảng Châu, Trung Quốc, nghiên cứu đã xác nhận hoạt chất Methyl brevifolincarboxylate được phân lập từ chiết xuất ethyl acetate của cây trám trắng thể hiện hoạt động ức chế mạnh chống lại vi rút cúm A. Nó hứa hẹn là một hợp chất tiềm năng để phát triển các loại thuốc chống vi rút cúm (3).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: