Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Quả sấu và những món ăn ngon, bài thuốc nam giúp điều trị bệnh từ dân gian

Cao chè vằng nguyên chất

Là một người Nam Bộ, tôi biết đến cây sấu Hà Nội qua những bài học vỡ lòng thuở ấu thơ, của một tác giả không còn nhớ tên, vậy mà, mỗi khi lại ăn những miếng ô mai, hình ảnh cây sấu cổ thụ trong trang sách ngày xưa lại hiện về! Điều đặc biệt là, quả sấu không chỉ là món ăn tráng miệng mà còn là một vị thuốc Nam!

Vài nét về cây sấu

Cây sấu là loại cây thân gỗ lâu năm, được trồng lấy quả và làm cây công trình. Cây có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum, thuộc họ Đào lộn hột: Anacardiaceae (1).

Quả sấu nhỏ và tương đối tròn, có vị chua. Người ta thường dùng quả tươi để nấu canh hoặc chọn những quả vừa già để làm sấu ngâm đường, làm mứt, làm tương, làm ô mai… và làm thuốc.

Hình ảnh cây sấu

Một số món ăn, bài thuốc từ quả sấu

1. Nước sấu điều trị ho, viêm họng

Với vị chua ngọt và tính ấm, quả sấu có thể đem chế biến thành nước sấu giúp giải khát, dễ tiêu hóa và điều trị ho, viêm họng. 

Nước sấu ngâm muối: Để làm loại nước này, các bạn cần chuẩn bị 1 kg quả sấu (loại già hoặc gần chín) và 300 g muối.

  • Trước tiên, các bạn lấy trái sấu, cắt bỏ cuống rồi gọt vỏ, rửa sạch. Kế đến, chia 300 g muối thành 3 phần và lấy một phần rắc đều vào keo để tạo thành một lớp muối mỏng (dưới đáy keo). Sau đó, cho một nửa số trái sấu vào keo, rắc thêm lớp muối thứ hai và cho hết phần quả còn lại vào. Cuối cùng, rắc số muối còn lại vào và đậy kín.
  • Sau 1 tháng, các bạn vớt quả sấu ra, lọc lấy nước và cho vào chai để dùng dần. Mỗi lần pha nước uống, chỉ cần múc khoảng 5 ml nước sấu rồi pha loãng với 100 ml nước là được. Với phần trái sấu đã vớt ra, các bạn có thể đem phơi khô để làm ô mai mặn (ăn cho vui miệng!) (2).

Nước sấu ngâm đường: Nếu thích uống ngọt, các bạn có thể thay thế cách làm trên bằng cách dùng 1 kg đường (thay vì dùng 300 g muối).

Với cách làm này, sau một tháng ngâm sấu, các bạn vớt quả ra rồi đem ngào bằng lửa nhỏ để làm ô mai sấu ngọt (không đem phơi khô như sấu muối). Phần nước ngâm thì lọc ra riêng và dùng làm nước giải khát tương tự như nước sấu muối.

Hình ảnh quả sấu xanh

2. Nước sắc quả sấu

Theo thuocnam.mws.vn, nước sắc quả sấu có các công dụng như:

  • Giúp giải khát, giã rượu.
  • Giúp giảm buồn nôn khi thai nghén.
  • Điều trị mình mẩy nổi mẩn, sưng và lở ngứa.
  • Điều trị ho, khô cổ, ngứa cổ và đau họng do nhiệt.

Cách dùng: Lấy quả sấu tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, chỉ dùng thịt quả sắc lấy nước uống (mỗi ngày dùng khoảng 6 g và có thể cho thêm đường cho dễ uống). Nếu không dùng thuốc sắc, các bạn có thể dầm nát thịt quả rồi vắt lấy nước, sau đó cho thêm chút đường và uống (3) (4).

Một số bài thuốc từ các bộ phận của cây sấu

  • Giúp giảm buồn nôn khi thai nghén: Nấu canh chua trái sấu với cá diếc (6 g thịt quả) rồi ăn như món ăn hàng ngày (4).
  • Điều trị mụn loét, hoại tử: Dùng lá sấu nấu lấy nước rồi rửa ngoài da (4).
  • Điều trị ho: Dùng 8 – 20 g hoa sấu, sắc lấy nước rồi chia thành hai lần uống trong ngày. Nếu là trẻ em, có thể lấy một lượng hoa sấu như trên đem hấp với mật ong để thành thuốc uống (như si rô ho) (4).

Lưu ý

  • Nước ngâm quả sấu có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng như nước giải khát. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài và không nên để quá nhiều đường. Ngoài ra, không nên dùng trái sấu vào lúc đói.
  • Những người bị viêm loét dạ dày và trẻ em có hệ tiêu hóa yếu không nên dùng sấu (4).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: