Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Quả phi lao và bài thuốc nam hay giúp điều trị chàm bìu tinh hoàn

Cao chè vằng nguyên chất

Vài nét về cây phi lao

Cây phi lao, nhiều nơi ở miền Nam gọi là cây dương liễu. Ngoài ra, cây còn được gọi là cây dương, cây xi lau…

Cây có tên khoa học là Casuarina equisetifolia, thuộc họ Phi lao (1). Đây là loài thân gỗ lớn, có thể cao hàng chục mét và rễ cây có các nốt sần như cây họ Đậu. Lá phi lao thuộc dạng lá kim, hoa có hoa đực, hoa cái và quả thuộc dạng quả thóc.

Rừng cây phi lao (dương liễu) cổ thụ

Công dụng làm thuốc của quả phi lao

: Lá cây phi lao có tác dụng kháng sinh và theo kinh nghiệm dân gian thì có thể dùng xông để điều trị tổ đĩa (cũng như các bệnh ngoài da khác).

Quả: Quả phi lao được dùng chủ yếu trong bài thuốc điều trị chàm bìu tinh hoàn. Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị thành phần: quả phi lao đem phơi khô (dùng 300 g), kẽm oxit (10 g), dầu đậu phộng hoặc dầu dừa (50 ml) và tóc rối (20 g).
  • Thực hiện: Lấy quả phi lao và tóc rối đốt cho cháy tồn tính (chỉ cháy đen bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn chất thuốc), sau đó nghiền nát thành bột và trộn với kẽm oxit cùng dầu dừa, trộn đều cho thành dạng thuốc mỡ.
  • Cách dùng: Mỗi lần dùng thì lấy thuốc mỡ này thoa lên vết chàm, thoa hàng ngày và kiên trì thực hiện liên tục từ 8 – 20 ngày để thấy hiệu quả. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ có tác dụng đáng kể đối với bệnh dạng cấp tính và bệnh nhẹ (với bệnh mãn tính thì khó hiệu quả).

Phi lao (dương liễu)

Các nghiên cứu về quả phi lao

Mặc dù trong thuocnam.mws.vn, số lượng các bài thuốc có dùng phi lao còn hạn chế nhưng các kết quả nghiên cứu hiện đại lại cho thấy tiềm năng làm thuốc của cây thuốc này.

Có thể kể ra một số hoạt tính đáng chú ý như sau:

  • Hoạt tính chống oxy hóa và chống viêm khớp: Theo tạp chí European Journal of Medicinal Plants, kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất methanolic từ quả phi lao có chứa hoạt chất giúp chống oxy hóa, vì vậy có tác dụng nhất định đối với bệnh viêm khớp (3). Bên cạnh đó, theo tạp chí Molecules, chất tanin cô đặc từ vỏ thân và rễ cây phi lao cũng có tác dụng chống oxy hóa đáng kể, có tiềm năng làm nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên cho ngành thực phẩm (6).
  • Hoạt tính chống mụn trứng cá: Theo tạp chí Bangladesh Journal of Pharmacology, kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 50 bệnh nhân cho thấy chiết xuất vỏ cây phi lao có tác dụng cải thiện tình trạng mụn trứng cá tương đương với thuốc tiêu chuẩn (khi dùng làm thành phần kem thảo dược bôi hai lần mỗi ngày) (4).
  • Hoạt tính bảo vệ thận: Theo tạp chí Journal of Clinical Biochemistry and Nutrition, chiết xuất methanolic từ lá phi lao giúp giảm độc tính trên thận qua cơ chế chống oxy hóa, từ đó cho thấy tác dụng bảo vệ thận (5).
  • Hoạt tính kháng khuẩn: Theo tạp chí Journal of Medicinal Plants Research, dịch chiết từ lá phi lao có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể, giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae… (7).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: