Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Quả phật thủ, ý nghĩa và những công dụng làm thuốc giúp chữa bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Ý nghĩa của quả Phật thủ

Phật thủ là tên của loài cây ăn quả thuộc họ Cam chanh (Rutaceae), có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis (1).

Vì quả của nó to mũm mĩm và có các múi cong, nhìn như bàn tay tượng Phật nên được gọi là Phật thủ.

Theo dân gian, quả Phật thủ (quả PT) đại diện cho ba điều: Thọ, Kỳ và Mỹ. Thọ là sự trường tồn, vĩnh cửu. Kỳ là hình dáng kỳ lạ, độc đáo và Mỹ là vẻ đẹp, là sự bắt mắt. Chính vì thế, người ta thường dùng Phật thủ để mừng thọ, làm quà biếu hay trưng bày trên các mâm ngũ quả gia đình. Đặc biệt là vào ngày Tết, quả PT được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và được ưa chuộng không kém gì những loại quả kinh điển như: dừa, mãng cầu, đu đủ, xoài, sung…

Để lựa được quả PT đẹp và quý, người mua phải chú ý đến những ngón tay (vòng ngoài của quả). Theo kinh nghiệm dân gian, quả có 13 ngón tay xung quanh và các ngón đầy đặn, đều nhau là tốt nhất. Ngoài ra, vỏ quả cũng phải cứng, vàng óng, đều màu và không bị giập mới là đặc biệt.

Công dụng của quả phật thủ

Công dụng làm thuốc của quả Phật thủ

Quả Phật thủ chỉ có lớp vỏ và phần cùi xốp, không có múi và cũng không có hạt bên trong. Mặc dù vậy, Phật thủ vẫn được ứng dụng trong nhiều trường hợp như làm mứt, làm trà, ngâm rượu và làm thuốc sắc.

Trà phật thủ

Quả Phật thủ có tác dụng giảm đau, làm mạnh tỳ vị. Vì vậy, trà được làm từ quả Phật thủ cũng là một gợi ý cho những bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính, đau dây thần kinh vùng bụng. Cách dùng như sau:

Lấy quả tươi rửa sạch, thái lát thật mỏng (không cần gọt vỏ) rồi hãm bằng nước sôi và uống như trà (nếu dùng tươi thì hãm khoảng 10 – 15 g, nếu dùng khô thì hãm khoảng 6 g) (2).

Si rô Phật thủ điều trị ho

Theo kinh nghiệm dân gian, quả tươi rửa sạch, xắt nhỏ rồi đem chưng cách thủy với đường phèn sẽ cho ra nước si rô Phật thủ. Nước này dùng như si rô ho, mỗi lần uống khoảng 5 – 10 ml, ngày uống hai lần sẽ giúp trẻ giảm ho hiệu quả (mặc dù mùi của Phật thủ cũng dễ chịu nhưng các bạn nên cho trẻ dùng từng chút một để quen dần).

Rượu Phật thủ

Rượu Phật thủ giúp giảm buồn nôn, giảm ho, tan đờm, điều trị chứng khó tiêu, tì vị trệ gây mệt mỏi và lồng ngực bị trướng, đau.

Cách ngâm: Lấy quả tươi rửa sạch, thái thành các miếng nhỏ rồi chọn chỗ có gió mát để phơi khô (tức phơi âm can vì quả PT có chứa tinh dầu). Khi ngâm, các bạn cho các miếng Phật thủ vào rượu theo tỉ lệ 30 g Phật thủ : 1 kg rượu, ngâm trong 10 ngày thì vớt bỏ bã và lấy nước dùng dần.

Lưu ý, sau khi ngâm 5 ngày, các bạn nên mở nắp và dùng đũa đảo đều các miếng Phật thủ trong keo, sau đó đậy kín lại.

Về liều lượng, mỗi lần chỉ nên dùng một lượng nhỏ chừng 15 g và mỗi ngày có thể uống hai lần. (3).

Thuốc sắc Phật thủ

Theo thuocnam.mws.vn, quả Phật thủ hơi cay, chua, đắng; có chứa tinh dầu thơm và thường được dùng với các công dụng như:

  • Giúp dễ tiêu.
  • Điều trị trướng bụng, đau dạ dày.
  • Điều trị buồn nôn, chán ăn.
  • Điều trị ho đờm.

Cách dùng: Khi dùng làm thuốc sắc, các bạn nên gọt bỏ lớp vỏ ngoài quả và chỉ lấy phần cùi xốp bên trong. Với phần cùi này, các bạn xắt nhỏ ra rồi đem phơi ở chỗ có gió mát cho khô dần (mỗi lần dùng làm thuốc thì lấy khoảng 3 – 10 g Phật thủ và sắc lấy nước uống trong ngày).

Ngoài ra, nếu bị ho đờm hay viêm khí quản mạn tính, các bạn cũng có thể dùng kết hợp Phật thủ (6 g, đã thái nhỏ, hong khô) với bán hạ chế (6 g, chế với gừng) và sắc lấy nước uống. Với bài thuốc này, nếu thấy khó uống thì các bạn có thể để thêm một ít đường (2).

Lưu ý

  • Người bị bệnh gan không nên dùng rượu Phật thủ.
  • Những người bị nóng nhiệt không nên dùng các bài thuốc từ Phật thủ.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: