Công dụng của quả phật thủ trong Y học cổ truyền
Theo thuocnam.mws.vn, Quả Phật thủ vốn thuộc họ cam bưởi, nhưng hình dáng kỳ lạ hơn, hình dạng của quả rất độc đáo, trông giống như bàn tay người, phần trước mở, phân tách ra nhìn rất giống các ngón tay, còn phần sau lại giống bàn tay
Quả phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có công dụng hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy,… Ngoài ra, Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit,có thể dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, chữa nôn, giã rượu…
Quả phật thủ giã rượu, chữa ho vô cùng hiệu quả bạn nên thử
Quả phật thủ giã rượu, chữa ho vô cùng hiệu quả bạn nên thử
Ngoài Quả và hoa Phật thủ đều được Y học cổ truyền dùng làm thành những bài thuốc thuốc hay. Lưu ý, những người có thể trạng hư nhược không nên dùng. Người bình thường cũng không nên lạm dụng vì ăn quá nhiều Phật thủ để gây tổn hao khí . Sau đây là một số món ăn bài thuốc trong Y học cổ truyền từ quả phật thủ
Đau bụng kinh: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, 6 gr gừng tươi, 6 gr đương quy, 30ml rượu gạo, tất cả đem sắc cùng nước để uống.
Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Dùng 30 gr quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non, ninh nhừ để ăn.
Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần.
Làm giã rượu: Dùng 30 gr phật thủ tươi ,sắc lên rồi đem cho người đang say rượu uống.
Đau bụng do lạnh bụng: Lấy 15 gr quả hoặc hoa phật thủ khô và 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 dùng lần sẽ có kết.
Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa phật thủ, 15 gr đường phèn, đem hấp cách thủy, ngày dùng 1 lần.
Đầy bụng, ợ hơi, chướng khí: Lấy vỏ của quả phật thủ tươi đem rửa sạch, sau đó ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng ngay.
Tiêu hóa kém: Dùng 30 gr quả phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy rồi nước uống.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: