Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Quả lê giúp điều trị viêm họng, viêm phế quản và tiểu đường hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Gió đưa bông lách, bông lan
Bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông?

Ừ thì dân gian mượn cớ “bông lê”, “bông lựu” để ghẹo nhau cho vui vậy thôi chứ ai lại ngồi đếm hoa bao giờ (họa chăng chỉ có những kẻ tình si!). Còn về hoa lê thì nó đẹp thật, rất thanh lịch, nhẹ nhàng!. “Ừa, tui sẽ đi một lần cho biết!” – Lời hứa ấy kể ra cũng đã mấy năm rồi!

Hoa lê nở trắng xóa

Thật vậy, thiên nhiên đã rất công bằng khi mỗi vùng đất khác nhau đều có những loại cây đặc trưng mà nhờ đó, nó kết nối những con người ở hai đầu tổ quốc lại với nhau. Bạn thích ăn măng cụt miền Nam, tôi lại thích ăn quả đào xứ Bắc! Còn quả lê thì Nam, Bắc đều có nhé! Chỉ tiếc là, cái giống lê Hà Giang ngọt nước hút khách ấy, tôi chưa được nếm thử lần nào!

Điều đáng quý hơn là quả lê còn được dùng làm thuốc (theo thuốc nam hay, đây là loại quả đặc biệt tốt cho phổi).

Một số loại lê trên thế giới

Công dụng làm thuốc của quả lê

Lê là loại quả lành tính, có vị ngọt phao, hơi chua và có tính lạnh. Theo thuocnam.mws.vn, ăn hoặc uống nước ép từ quả lê mang lại những lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giải khát, giã rượu.
  • Hạ hỏa, làm mát tim.
  • Nhuận phổi, tiêu đờm, điều trị ho, đau họng do nhiệt.
  • Nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Lợi tiểu và hạ huyết áp.
  • Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em (2) (3).

Một số bài thuốc từ quả lê

1. Điều trị viêm phế quản, viêm họng mãn tính

Bài thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính không dùng thịt quả lê mà dùng vỏ quả lê. Cách dùng cho mỗi lần uống như sau:

Chọn những quả lê chất lượng, rửa sạch, gọt vỏ và lấy khoảng 15 g vỏ này nấu chung với 5 g hạnh nhân, 10 g đường phèn, 10 g lá dâu và 5 g sa sâm. Khi tất cả các vị trên đều chín thì chắt lấy nước uống trong ngày.

Nếu bị viêm họng mãn tính, bạn có thể dùng 10 g vỏ lê sắc chung với 15 g vỏ mía và chắt lấy nước uống trong ngày (lưu ý nấu cho chín kỹ) (4). Cả hai bài thuốc này đều rất dễ uống.

2. Điều trị khan tiếng, khô họng

Để điều trị khô họng và khan tiếng do nhiệt, các bạn có thể làm món lê ninh mật ong. Món này rất ngon, dễ ăn và có thể dùng trong nhiều ngày.

Cách làm như sau: Lấy 1, 5 kg lê, gọt bỏ vỏ và tách bỏ phần ruột, hạt; chỉ lấy phần thịt quả để ninh. Khi ninh, bạn nên xắt nhỏ ra và ninh cho chín nhừ, sau đó cho thêm một lượng mật ong vừa đủ vào và trộn đều, đánh cho nhuyễn lại rồi đậy kín để dùng dần. Mỗi lần uống, bạn múc 2 muỗng cà phê, hòa với nước ấm và uống (4).

Lê chưng đường phèn

3. Điều trị tiểu đường

Với các bệnh nhân tiểu đường thì món ăn kết hợp lê, đậu xanh và cà rốt sau đây sẽ có tác dụng rất tốt.

Cách nấu: Lấy 2 quả lê, gọt bỏ phần vỏ, cùi và hạt, chỉ lấy phần thịt quả rồi cắt nhỏ ra (với cà rốt cũng gọt vỏ, cắt nhỏ). Sau đó, lấy đậu xanh rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng với lê, cà rốt, nấu đến khi đậu xanh nở, lê và cà rốt cũng chín mềm thì dùng (món này cũng đã hơi ngọt nhờ vị ngọt của lê và cà rốt, tuy nhiên, nếu thích ăn ngọt hơn, bạn có thể cho thêm đường – loại dành cho bệnh nhân tiểu đường) (2).

Thông tin thêm

  • So với các loại rau quả khác thì thịt quả lê có lượng chất xơ rất lý tưởng cho sự chuyển hóa và quá trình tiêu hóa của cơ thể (giúp dạ dày tiết axit tốt hơn) (2) (4).
  • Ngoài chất xơ, trong quả lê còn chứa một lượng nước lớn (hơn 80 %) cùng các vitamin như A, B1, B2, B5, B6, B7, C, E…; các khoáng chất như Can xi, Ka li, Kẽm, Đồng, Sắt, Na tri, Ma giê, Phốt pho… (2).

Lưu ý

  • Quả lê có tính lạnh, mát nên những người bị ho do nhiễm lạnh không nên dùng. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh, những người tỳ vị hư hàn, đang bị thương ngoài da hoặc bị tiêu chảy cũng không nên dùng. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng trẻ em sau khi bị bệnh đậu mùa cũng không nên dùng quả lê (1).
  • Không nên ăn quá nhiều lê vì sẽ hại tỳ vị (1).
  • Hoa quả Trung Quốc đã là “một bài ca muôn thuở” cho nền kinh tế nước ta. Hiển nhiên, không phải cứ hễ loại trái cây nào có xuất xứ từ Trung Quốc đều kém chất lượng (và ngay cả sản phẩm công nghệ, tiêu dùng cũng vậy!). Tuy nhiên, sự cảnh giác không bao giờ là thừa đối với những sản phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
  • Ở nước ta, lê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc và lê Việt Nam thực thụ chỉ có vào khoảng tháng 7 hàng năm, đúng vào mùa lê chín rộ. Còn như bạn muốn ăn lê vào các thời điểm khác trong năm thì hoặc là bạn chọn lê Nhật, lê châu Âu… nếu không thì phải đành ăn lê Trung Quốc – loại này thì bày bán đầy chợ!
  • Bên cạnh đó, trước khi ăn, bạn cũng nên ngâm rửa lê bằng nước muối khoảng 30 phút.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: