Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Quả dưa chuột (dưa leo) giúp thanh nhiệt, giảm cân và điều trị Gút hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất
Tuy nhiên, khi hoàng đế Thạch Lặc lên ngôi, chữ “Hồ” bị cấm dùng vì có ý miệt thị những nước ngoại vực nên dưa chuột lại được đổi tên thành “Hoàng qua” (huáng guā: 黄瓜): quả bí chín vàng. Đó cũng là tên Hán Việt của quả dưa chuột ở nước ta (1) (2).
Có thể nói, trong các rau củ thuộc họ bầu bí thì dưa chuột (dưa leo) là một trong những loại bình dân, phổ biến và tiện dụng nhất: một lát dưa giòn khấu kẹp giữa bánh mì, món dưa xào ngọt thanh và những trái dưa non muối mặn… Khó mà kể hết những món ăn từ dưa chuột cho nhu cầu thực dưỡng hàng ngày:
Dưa leo em hái về nhà
Bắt thêm cá chạch mẹ già nấu canh” (3)
Tuy nhiên, sau tất cả, dưa chuột không chỉ là thành phần của bữa ăn, của các phương thức làm đẹp mà còn có công dụng điều trị bệnh. Ở Ấn Độ và Ai Cập, dưa chuột cũng đã được trồng làm thức ăn và làm thuốc từ hơn 4000 năm (4).
Cách trồng cây dưa chuột tại nhà

Đặc điểm

Dưa chuột, hay còn gọi dưa leo, có tên khoa học là Cucumis sativus, thuộc họ Bầu bí: Cucurbitaceae) (5).
Cây dưa chuột thuộc dạng dây leo (bò) với nhiều nhánh, có tua cuốn và có lông. Phiến lá dưa chuột chia thành 3 – 5 thùy, nhiều lông đứng. Hoa dưa chuột gồm hoa đực và hoa cái, nhỏ, màu vàng và mọc ở nách lá.
Quả dưa chuột thuộc dạng quả mọng, thuôn dài, hình trụ đứng. Khi còn non, quả xanh có lớp phấn mỏng, nhiều gai và các u vằn chạy dọc, khi quả lớn, các gai rụng dần và quả xanh căng bóng, khi già và chín vỏ chuyển sang màu vàng (thịt vẫn màu trắng). Hạt dưa chuột có màu trắng, thuôn dẹt và bóng.

Giá trị của quả dưa chuột nhìn từ y học

Công dụng của quả dưa chuột

Theo thuocnam.mws.vn, quả dưa chuột có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải khát, giải nhiệt, giải phiền, lọc máu, lợi tiểu và gây buồn ngủ nhẹ. Bên cạnh đó, dưa chuột cũng thường được dùng trong trường hợp nhiễm độc gây đau bụng, sốt nhẹ và bệnh sỏi. Đặc biệt, quả dưa chuột còn có khả năng làm tan axit uric và các urat nên bổ sung dưa chuột vào thực đơn hàng ngày cũng góp phần điều trị và cải thiện tình trạng Gút (4) (6).

Y học hiện đại cũng thừa nhận quả dưa chuột phù hợp với những người cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường và béo phì, muốn giảm cân (vì mức năng lượng trong dưa chuột rất thấp (chỉ 16 kcal/ 100 g quả tươi) (5) (7). Cách dùng: nấu ăn và thường thấy là luộc.

Trong làm đẹp, có thể đắp mặt nạ dưa chuột tươi giúp giảm nếp nhăn, tàn nhang, cải thiện sức khỏe làn da và nứt nẻ môi bằng cách thái lát mỏng dạng khoanh tròn và đắp lên da hoặc chà nhẹ lên môi (không dùng cho da nhạy cảm) (4). Để giảm cân hiệu quả, nên ăn dưa chuột trước các bữa ăn và dưa chuột luộc là cách hiệu quả nhất (7).

Cách trồng cây dưa chuột tại nhà

Công dụng của quả dưa chuột, hình ảnh cây dưa chuột

Công dụng của hạt và lá dưa chuột

Hạt dưa chuột: Theo y học Trung Quốc, hạt dưa chuột non chứa nhiều vitamin E và có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc (10). Ở Ấn Độ, hạt dưa chuột được xem là có tính mát, bổ và ở Italia, nước sắc từ hạt dưa chuột còn được dùng điều trị giun sán (8). Tuy nhiên, hạt dưa chuột hơi độc nên tránh dùng nhiều (8).
Lá dưa chuột: Lá dưa chuột vị đắng, tính bình, hơi có độc. Người ta dùng lá dưa chuột giã nát, vắt lấy nước ép uống để gây nôn, giúp giải độc ra khỏi cơ thể (4).

Một số bài thuốc từ dưa chuột

  • Chướng bụng, tay chân phù nề: chọn quả dưa chuột già và chín tự nhiên, bỏ phần hạt rồi thêm một ít giấm và nấu đến khi chín nhừ rồi ăn lúc đói. Dùng bài thuốc này, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu tiểu nhiều và sau đó bệnh sẽ giảm dần (4).
  • Bị mèo cào gây sưng đau: lấy rễ dưa chuột tươi, giã nát và đắp lên (8).

Lưu ý

  • Quả dưa chuột tính hàn, hơi có độc nên ăn sống sẽ gây khó tiêu và cũng không nên dùng quá nhiều (4).
  • Những người yếu dạ dày, đang bị đau bụng, ho do nhiễm lạnh nên tránh dùng dưa chuột. Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh về gan, tim mạch, tiêu hóa và cao huyết áp không nên ăn dưa chuột muối (7).
  • Dưa chuột có tính lợi tiểu nên ăn nhiều sẽ gây tiểu nhiều, thậm chí dẫn đến liệt dương. Vì vậy, những người bị thận hư cũng không nên dùng dưa chuột (8).
  • Quả dưa chuột có chứa enzyme làm phân hủy vitamin C trong các rau củ khác, vì thế, nên tránh kết hợp dưa chuột với cà chua, rau bi na (cải bó xôi, rau chân vịt)… (9) (10).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: