Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Quả dâu tây giúp điều trị bệnh trĩ, cao huyết áp và ngăn ngừa ung thư

Cao chè vằng nguyên chất

Vài nét về dâu tây

Dâu tây là tên gọi chung của hơn 20 loài thuộc chi Fragaria, trong đó, loại dâu tây chúng ta thường gặp trên thị trường là dâu tây vườn, có tên khoa học là Fragaria × ananassa (1).

Ngoài quả dâu tây có màu đỏ mà chúng ta thường thấy, trên thị trường còn có nhiều loại dâu tây với các màu sắc độc đáo như dâu tây vàng, dâu tây trắng (hay còn gọi là dâu tây bạch tuyết)…

Dâu tây trắng (dâu tây Bạch Tuyết)

Ở nước ta, Đà Lạt chính là thủ phủ của dâu tây còn trên thế giới, Mỹ là nước sản xuất nhiều dâu tây nhất.

Quả dâu tây, trái cây làm thuốc

Quả dâu tây chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác nhau và điều này rất có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, dưỡng sinh cũng như điều trị bệnh. Với quả dâu tây màu đỏ, có thể điểm danh các thành phần vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, C… và các khoáng chất như Canxi, Sắt, Natri, Phốt pho, Kali, Kẽm, Đồng… (2).

Quả dâu tây

Vì vậy, thường xuyên dùng dâu tây với liều lượng phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ khỏe khoắn và điều trị được nhiều bệnh.

Có thể kể ra những giá trị của quả dâu tây như:

 

  • Giúp giải rượu, giảm ho.
  • Tốt cho dạ dày, giúp dễ tiêu và cầm tiêu chảy.
  • Giúp lợi tiểu, giảm trĩ và táo bón.
  • Nhuận phế sinh tân, kiện tỳ, dưỡng gan.
  • Giúp sáng mắt, giảm mụn nhọt, mụn sưng, mụn nổi ở miệng và lưỡi.
  • Điều trị ho khan (ho không có đờm) và chán ăn.
  • Tăng cường sức đề kháng và kháng độc.
  • Giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh động mạch vành.
  • Ngăn ngừa ung thư, xuất huyết não.
  • Hỗ trợ điều trị chứng máu trắng và bồi bổ cho người thiếu máu.
  • Tốt cho người bị cao huyết áp và mỡ máu cao (2).

 

Cách dùng: Cách dùng dâu tây rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch và ăn tươi, dầm nước đá hoặc uống nước ép mỗi ngày, liều lượng tham khảo từ 50 – 150 g dâu tây tùy theo thể trạng mỗi người (ít nhất là 3 quả mỗi ngày).

Quả dâu tây và công dụng làm đẹp

Dưỡng da, giảm mụn: Dâu tây từ lâu đã gắn liền với các công thức làm đẹp của phụ nữ. Trên thực tế, việc ăn dâu tây cũng đã giúp ích cho sự nuôi dưỡng làn da từ bên trong rất nhiều. Tuy nhiên, để cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu cho làn da từ bên ngoài, các chị em phụ nữ còn dùng dâu tây làm mặt nạ.

Thay vì chỉ dùng mỗi quả dâu tây, các bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu phù hợp khác nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, để làm mặt nạ điều trị mụn nhọt, các bạn có lấy 250 g dâu tây tươi, xay nát rồi trộn với 200 g đường vàng (tức đường thô, chưa tinh chế hoàn toàn) rồi đắp lên vùng da mụn (2).

Mặt nạ dâu tây

Ngoài ra, để giảm cân, giảm mỡ bụng, các bạn cũng có thể dùng 50 g dâu tây và 25 g quả sơn trà tươi, ép lấy nước uống mỗi ngày (2).

Một số nghiên cứu về quả dâu tây

  • Về hoạt tính chống oxy hóa và chống ung thư: Quả dâu tây từ lâu đã nổi tiếng với các thành phần hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa. Theo tạp chí Journal of agricutural and food chemistry, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất thô từ quả dâu tây có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư như ung thư miệng (CAL-27, KB), ung thư đại tràng (HT29, HCT-116) và ung thư tuyến tiền liệt (LNCaP, DU145) (3).
  • Về tác dụng tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh: Theo tạp chí Food and Function, chế độ ăn uống rau quả có vai trò không thể phủ nhận trong phòng ngừa các loại bệnh, trong đó có thể kể đến quả dâu tây. Được biết, không chỉ các vitamin và khoáng chất có trong quả dâu tây đóng vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe mà các hoạt chất khác – mặc dù không có tác dụng dinh dưỡng – nhưng cũng tác dụng tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Trong đó, tác dụng nổi trội của dâu tây chính là khả năng chống oxy hóa cao cùng khả năng bảo vệ và phục hồi thương tổn của tế bào (4).
  • Phương pháp chế biến: Theo tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, trong chế biến mứt dâu tây, phương pháp sấy ở 60 độ C trong vòng 16 tiếng sẽ giúp mứt dâu tây thơm ngon mà vẫn giàu đạm, vitamin và khoáng chất (5).

Lưu ý khi dùng trái dâu tây

  • Thời gian dùng dâu tây: Nếu muốn ăn dâu tây để bổ trợ tiêu hóa và phân giải lượng chất béo đã hấp thụ thì nên dùng sau bữa ăn (2).
  • Đối tượng kiêng kị: Những người ruột và dạ dày có biểu hiện hư hàn không nên dùng dâu tây. Bên cạnh đó, những người đang bị tiêu chảy hoặc bị bệnh về thận cũng không nên dùng (2).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: