Vài nét về dâu tây
Dâu tây là tên gọi chung của hơn 20 loài thuộc chi Fragaria, trong đó, loại dâu tây chúng ta thường gặp trên thị trường là dâu tây vườn, có tên khoa học là Fragaria × ananassa (1).
Ngoài quả dâu tây có màu đỏ mà chúng ta thường thấy, trên thị trường còn có nhiều loại dâu tây với các màu sắc độc đáo như dâu tây vàng, dâu tây trắng (hay còn gọi là dâu tây bạch tuyết)…
Ở nước ta, Đà Lạt chính là thủ phủ của dâu tây còn trên thế giới, Mỹ là nước sản xuất nhiều dâu tây nhất.
Quả dâu tây, trái cây làm thuốc
Quả dâu tây chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác nhau và điều này rất có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, dưỡng sinh cũng như điều trị bệnh. Với quả dâu tây màu đỏ, có thể điểm danh các thành phần vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, C… và các khoáng chất như Canxi, Sắt, Natri, Phốt pho, Kali, Kẽm, Đồng… (2).
Vì vậy, thường xuyên dùng dâu tây với liều lượng phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ khỏe khoắn và điều trị được nhiều bệnh.
Có thể kể ra những giá trị của quả dâu tây như:
Cách dùng: Cách dùng dâu tây rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch và ăn tươi, dầm nước đá hoặc uống nước ép mỗi ngày, liều lượng tham khảo từ 50 – 150 g dâu tây tùy theo thể trạng mỗi người (ít nhất là 3 quả mỗi ngày).
Quả dâu tây và công dụng làm đẹp
Dưỡng da, giảm mụn: Dâu tây từ lâu đã gắn liền với các công thức làm đẹp của phụ nữ. Trên thực tế, việc ăn dâu tây cũng đã giúp ích cho sự nuôi dưỡng làn da từ bên trong rất nhiều. Tuy nhiên, để cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu cho làn da từ bên ngoài, các chị em phụ nữ còn dùng dâu tây làm mặt nạ.
Thay vì chỉ dùng mỗi quả dâu tây, các bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu phù hợp khác nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, để làm mặt nạ điều trị mụn nhọt, các bạn có lấy 250 g dâu tây tươi, xay nát rồi trộn với 200 g đường vàng (tức đường thô, chưa tinh chế hoàn toàn) rồi đắp lên vùng da mụn (2).
Ngoài ra, để giảm cân, giảm mỡ bụng, các bạn cũng có thể dùng 50 g dâu tây và 25 g quả sơn trà tươi, ép lấy nước uống mỗi ngày (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: