Trong đó, quả đào có ý nghĩa đặc biệt đối với chị em phụ nữ: không chỉ là hình ảnh ví von cho vẻ đẹp “mơn mởn đào tơ” mà còn giúp phụ nữ làm đẹp, cụ thể là dưỡng da.
Nếu như ở Tây Nguyên, quả bơ là nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời cho chị em phụ nữ bằng cách dầm nát thịt quả bơ chín rồi thoa đều toàn thân thì ở miền Bắc, quả đào cũng là dưỡng chất tự nhiên giúp làm sạch và mịn da hiệu quả.
Quả đào phai, nguồn dưỡng chất đa dạng và tác dụng dưỡng da
Cách dùng quả đào phai dưỡng da rất đơn giản: bạn chỉ cần chọn quả đào chín, cạo lớp thịt mềm sát vỏ rồi dầm nát, thoa một lớp mỏng lên da là được. Sau 15 phút, bạn rửa lại với nước thì sẽ cảm nhận được ngay cảm giác mát mịn dễ chịu từ da (mỗi tuần đắp hai lần sẽ giúp nuôi dưỡng da từ bên ngoài một cách tự nhiên).
Có được điều này là nhờ trong thịt quả đào phai không chỉ chứa nhiều nước, tinh dầu thơm (tạo nên hương vị đặc trưng của quả) mà còn chứa đường, chất đạm, chất béo và các axit hữu cơ (như xitric, tactric, axit clorogenic, axit pectic…), các vitamin như B1, B2, C…, tanin và các khoáng chất như Sắt, Can xi, Na tri, Đồng, Ma giê…
Đặc biệt, từ thịt quả đào, ta còn có thể chưng cất để lấy tinh dầu đào (với mùi hương rất dễ chịu).
Không chỉ là loại quả giàu năng lượng, theo thuocnam.mws.vn, quả đào phai còn:
Cách dùng: ăn quả đào chín tươi hoặc hấp chín rồi ăn (1) (2).
Công dụng của lá đào và rễ đào phai
Lá cây đào phai
Theo thuocnam.mws.vn, lá đào phai có vị đắng và hơi độc vì có chứa HCN (nhưng lại có tính sát trùng). Vì vậy, dân gian thường chỉ lấy lá đào phai dùng ngoài da và ngay cả khi dùng ngoài da thì cũng rất cẩn trọng về liều lượng.
Có thể kể đến một số trường hợp dùng lá đào phai làm thuốc như:
- Điều trị ghẻ ngứa, mẩn ngứa, viêm kẽ chân và sởi: lấy lá tươi rửa sạch rồi nấu nước tắm.
- Điều trị sưng tấy da: lấy một ít lá đào phai tươi, một ít lá cỏ roi ngựa và lá cà tím (liều lượng bằng nhau), tất cả đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ sưng.
- Điều trị nổi mề đay: lấy nửa ký lá đào phai rửa sạch, băm nhỏ ra, ngâm trong rượu gốc (cồn 500 ml) khoảng 24 – 48 tiếng rồi lược xác bỏ, lấy nước ấy thoa lên vùng da bị nổi mề đay (mỗi ngày thoa hai hoặc ba lần).
- Điều trị ngứa âm hộ: lấy 30 g lá đào phai (lá tươi), 20 hạt tiêu, 25 g lá bạch đàn tươi (tức lá khuynh diệp), 50 g vỏ rễ cây lựu (vỏ tươi), 30 g hoàng bá (tươi) và 30 g vỏ cây xoan; tất cả đem rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi rồi vớt bỏ xác, sau đó cho thêm một ít băng phiến vào, đợi nguội thì lấy nước ấy ngâm rửa bên ngoài (lưu ý chỉ dùng ngoài da) (1) (2).
Rễ cây đào phai
thuocnam.mws.vn đã ghi nhận rễ cây đào phai là vị thuốc không có độc, có tính bình và được dùng với các công dụng như:
Cách dùng: lấy từ 76 g – 114 g rễ cây đào phai, rửa sạch rồi nấu lấy nước uống trong ngày.
Ngoài ra, dân gian cũng ghi lại bài thuốc điều trị chứng phụ nữ kinh nguyệt không thông liên tục nhiều năm liền khiến cho da dẻ vàng vọt, bụng xuất hiện khối u và sắc môi trắng bệch.
Thành phần bài thuốc bao gồm: 0,6 kg rễ cây đào phai; 0,6 kg rễ cây mã tiên thảo; 1,2 kg ngưu tất; 0,6 kg rễ ngưu bàng.
Cách dùng: lấy các vị trên rửa sạch, chặt nhỏ ra rồi cho vào ấm, sau đó đổ thêm 6 lít nước, nấu sôi cho đến khi cô đặc lại còn 2 lít thì tắt bếp và vớt bỏ xác.
Liều lượng: mỗi lần uống 15 g nước thuốc, mỗi ngày uống hai lần, uống trước khi ăn và uống bằng nước rượu ấm nóng (1) (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: