Vài nét về phòng phong
Vị thuốc nam hay ở nước ta chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và không xuất phát từ một loài cây nhất định. Trong thuốc Nam, nó được lấy từ rễ của các loài khác nhau nhưng có cùng công dụng như:
- Cây Ledebouriella seseloides, ở Trung Quốc gọi là Phòng phong 防风, tên đồng nghĩa là Ledebouriella divaricata (1) (2).
- Cây Ligusticum brachylobum, ở Trung Quốc còn gọi là Đoản phiến cảo bản 短片藁本 hay Xuyên phòng phong 川防风 (3).
- Cây Seseli delavayi, tức Vân phòng phong, ở Trung Quốc gọi là Đa mao tây phong cần 多毛西风芹 (ngoài ra còn dùng rễ của một số loại khác nữa) (4).
Vào mùa xuân và hoặc mùa thu, người ta đào lấy rễ của các cây đã đủ hai năm tuổi rồi cắt bỏ phần tiếp xúc với thân, chỉ lấy củ rễ chính đem phơi khô (nếu đào vào mùa xuân thì dược liệu sẽ tốt hơn) (5) (7).
Công dụng làm thuốc của phòng phong
Vị thuốc Nam hay phòng phong có vị cay ngọt, tính ôn và là loại thuốc lành tính, không có độc. Theo thuocnam.mws.vn, công dụng chủ đạo là “trừ phong, trừ thấp”, nghĩa là đuổi trừ các bệnh do gió độc xâm nhập gây ra như:
Liều lượng: Mỗi ngày, mỗi người dùng từ 4 đến 10 g phòng phong, nấu lấy nước uống hoặc dùng dưới dạng hoàn tán (5) (6). Theo y học hiện đại, PP còn có các công dụng khác như chống co giật, hạ sốt và chống viêm (7).
Lưu ý
- Trong kết hợp: Không được dùng PP cùng các vị sau đây: củ gừng phơi khô (tức can khương 干姜), nguyên hoa (芫花), bạch liễm (白蔹), lê lô (藜芦)… (8).
- Đối tượng cần tránh: Những người âm hư hỏa vượng, nhiệt cực sinh phong, nguyên khí hư hay huyết hư sinh phong không được dùng. Bên cạnh đó, những người bị bệnh mà không phải do gió độc, khí độc xâm nhập cũng không nên dùng (3) (9).
- Trong lựa chọn: Loại củ to, chắc, có lớp da bên ngoài mịn, bẻ ngang thì thấy có màu xám ở lớp ngoài, màu vàng nhạt ở trong (như hình trên) là thuốc tốt.
Một số bài thuốc kết hợp thường dùng
- Điều trị chứng đau nhức nửa bên đầu do phong tà: dùng PP và bạch chỉ với liều lượng bằng nhau, tán nhỏ rồi nghiền thành bột, sau đó trộn với mật, vo thành viên uống (mỗi viên to bằng quả táo ta). Mỗi lần uống, lấy viên này ngậm cho tan dần và dùng nước chè cùng uống (chiêu thuốc) (5).
- Điều trị chứng phong tà xâm nhập khiến đổ mồ hôi trộm khi ngủ: dùng 80 g PP, 20 g đảng sâm và 40 g xuyên khung, tất cả nghiền thành bột rồi trộn lại để dùng nhiều lần. Mỗi lần dùng, lấy 10 g bột này hòa với nước rồi uống (mỗi ngày uống một lần trước khi đi ngủ) (5).
- Giúp ngăn chặn cơn hen tái phát: Bài thuốc gồm các thành phần sau: PP (8 g), hoàng kỳ (12 g), bạch truật (12 g) và hạt tía tô (12 g). Cách dùng: nấu lấy nước uống mỗi ngày một thang (6).
- Điều trị đau dây thần kinh liên sườn: Thành phần bài thuốc gồm 8 g phòng phong cùng các vị xuyên khung (8 g), quế chi (8 g), vỏ quả quýt còn xanh (đã phơi khô, 6 g), đan sâm (12 g), uất kim (tức phần phình to của rễ, hay còn gọi là “dái nghệ”, củ nghệ con, 8 g), bạch chỉ (8 g), chỉ xác (8 g) và khương hoạt (8 g), mỗi ngày dùng một thang và cần kiên trì để thấy hiệu quả(6).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: