Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Phèn đen công dụng và tác dụng trị bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Phèn đen là gì? Công dụng của phèn đen chữa bệnh gì: bệnh trĩ, chảy máu nướu răng, trị gai cột sống, tiêu viêm… Cách sử dụng phèn đen, tránh tác dụng phụ tác hại Cách dùng phèn đen chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá phèn đen bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh phèn đen và đặc điểm nhận biết phèn đen cùng tham khảo bài viết thuocnam.mws.vn dưới đây.

PHÈN ĐEN LÀ CÂY GÌ?

Phèn đen có tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir. Đây là loại cây thuộc họ thầu dầu, được sử dụng với vai trò là một vị thảo dược và công năng điều trị trĩ, nhọt, gai cột sống, suy thận… Phèn đen còn gọi là cây mực.

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÈN ĐEN

Cây nhỡ, cao 2 – 4m, cành nhánh màu đen nhạt đơn, mọc so le.
Hình dạng thay đổi, hình trái xoan hình bầu dục hay hình trứng ngược; phiến lá rất mỏng, dài 1,5 – 3cm, rộng 6 – 12mm, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới.
Lá kèm hình tam giác hẹp. Lá thu hái vào mùa xuân hè, phơi trong râm. Vỏ thu hái quanh năm.
Hoa mọc ở nách lá, riêng lẻ hay xếp 2,3 cái một. Ra hoa kết quả tháng 8 – 10.
Quả hình cầu, khi chín màu đen.
Bộ phận thường dùng để làm thuốc: Rễ, lá, vỏ thân.

PHÈN ĐEN MỌC Ở ĐÂU?

Đây là loại cây cổ nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở bờ bụi ven đường, ven rừng, có khi được trồng làm hàng rào.

CÔNG DỤNG CỦA PHÈN ĐEN

Cây phèn đen là một trong những cây thuốc Nam có tác dụng chữa đau xương khớp, thoái hóa cột sống. Theo Đông y, cây mực có tính lạnh, vị chát, chữa tiêu viêm, chỉ tả, thu liễm. Lá cây mực có tác dụng trong việc thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu và giải độc.

PHÈN ĐEN CÓ CÔNG DỤNG GÌ?

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu
Tác dụng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích.
Tác dụng chữa sốt, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, da vàng và rắn cắn.
Tác dụng điều trị bệnh trĩ, chảy máu nướu răng.

CÔNG DỤNG CÂY MỰC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

Mùa hè nắng nóng oi bức hay rôm sảy, mụn nhọt, mề đay bạn có thể dùng cây mực đun lấy nước tắm. Hoặc kết hợp cả uống sẽ rất hiệu quả. Cây mực sẽ đẩy hết độc ra khỏi cơ thể, giúp điều hòa nội tiết từ đó sẽ hết mụn nhọt, rôm sảy.

CÔNG DỤNG CÂY MỰC TRỊ GAI CỘT SỐNG, ĐAU NHỨC XƯƠNG

Cây phèn đen có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh đau xương khớp do thoái hóa, đau xương do tai nạn va đập chấn thương. Các bệnh phong tê, thấp khớp hay các chứng đau vai, đau khớp cổ, đau cột sống.

TÁC DỤNG CÂY MỰC TRỊ ĐAU RĂNG, CHẢY MÁU NƯỚU RĂNG

Khi đau răng âm ỉ, gây nhức nhói, buốt đến tận não. Bạn dùng cây mực rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ răng đau. Ngày đắp 3 lần liên tục trong 5 ngày là sẽ khỏi.

TÁC DỤNG CÂY MỰC TRỊ RẮN ĐỘC CẮN

Khi bị rắn cắn ngay lập tức dùng cây mực giã nát đắp vào vết thương. Cố gắng không di chuyển để độc không lan, sau đó cho đi cấp cứu.

Cây phèn đen (cây mực)

CÁCH SỬ DỤNG PHÈN ĐEN

Có nhiều cách sử dụng cây mực, bạn có thể giã lấy nước và bã để đắp vào vết thương. Hoặc bạn có thể dùng kết hợp với các nguyên liệu khác sắc uống.

CÁCH SỬ DỤNG MỰC ĐIỀU TRỊ SUY THẬN, THẬN HƯ

– Nguyên liệu:

Cây quýt gai 20g
Cây mực 20g
Cây nổ 20g
Cây muối 20g
– Cách làm:

Sắc với 1,5 lít nước, đun cạn còn 700 – 800ml chia ra uống trong ngày.

CÁCH SỬ DỤNG CÂY MỰC CHỮA ĐẠI TIỆN PHÂN LỎNG DO NHIỆT

Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g.
Cho vào nồi đổ 800ml nước đun sôi kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 – 5 ngày.

CÁCH DÙNG CÂY MỰC CHỮA CHẢY MÁU NƯỚU RĂNG

Lá phèn đen phơi khô, rửa sạch ngậm từ 7 – 10 phút, ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Ngậm liên tục 5 – 7 ngày.

CÁCH SỬ DỤNG CÂY MỰC HỖ TRỢ CHỮA TRĨ (GIAI ĐOẠN 1)

Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá.
Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ.
Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước.
Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần.
Mỗi liệu trình từ 5 – 10 ngày.

CÁCH SỬ DỤNG CÂY MỰC CHỮA LỴ

Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng.
Sắc chia uống 2 lần trong ngày.
Thời gian điều trị 3 – 7 ngày.
Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá.
Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ.
Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước.
Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần.
Mỗi liệu trình từ 5 – 10 ngày.

HÌNH ẢNH PHÈN ĐEN

Cây mực là loại cây bụi rậm nên rất dễ nhầm lẫn với các loại cây mọc hoang khác. Việc nhận biết hình ảnh thật của cây mực giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn.

Hầu hết, mọi người hay bị nhầm lẫn giữa cây phèn đen và cây phèn trắng. Các bạn hãy chú ý đến “quả” của 2 loại cây này. Quả cây mực lúc mới mọc sẽ có màu xanh rồi dần dần sẽ chuyển sang màu đỏ. Khi quả chín có màu tím đen.

Còn đối với cây phèn trắng, quả lúc mới đầu có màu xanh rồi chuyển qua màu vàng khi chín có màu trắng. Ngoài ra, bạn chỉ cần bóp quả cây mực nếu thấy ra nhiều nước màu tím đen như mực và nhấm thử có vị chát ngọt thì đó chính là cây phèn đen.

GIÁ PHÈN ĐEN

Trên thị trường, Cây mực có giá giao động từ 95.000 đồng đến 150.000 đồng/kg.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: