1. Bù dẻ lá lớn (nam kỳ hương)
Cây bù dẻ lá lớn có tên khoa học là Uvaria cordata.
Đặc điểm nhận dạng:
- Cây bụi leo hoặc dây leo.
- Nhánh non có lông màu hung đỏ.
- Lá có chóp nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới lá cũng có nhiều lông màu hung đỏ.
- Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm chỉ từ 2 – 4 cái, hoa có 5 cánh và các cánh đều có lông ở cả hai mặt.
- Lá noãn có lông và khi chín thì chứa từ 8 – 10 hạt.
Công dụng làm thuốc:
Rễ và lá của cây bù dẻ lá lớn có các công dụng sau:
Cách dùng: sắc lấy nước uống (nếu dùng rễ thì từ 15 – 20 g, nếu dùng lá thì từ 10 – 15 g).
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng.
Thông tin thêm: Ở nước ta, lá cây bù dẻ lá lớn được một số đồng bào dân tộc thiểu số dùng làm men chế rượu (1).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Essential Oil Bearing Plants cũng cho thấy:
- Tinh dầu từ lá cây bù dẻ lá lớn có chứa nhiều hoạt chất như n-heneicosane (10.3 %), aristolone (9.8 %), bicycloelemene (6.5 %) and 2,4-bis(1,1- dimethylethl)-phenol (6.2 %)…
- Tinh dầu từ vỏ thân cây bù dẻ lá lớn có chứa nhiều hoạt chất như: n-eicosane (14.8 %), n-heneicosane (9.3 %), 2,6-di-t-butyl- 4-methylene-2,5-cyclohexadiene-1-one (6.7 %) và β-caryophyllene (6.6 %)… (2).
2. Cây bù dẻ hoa nhỏ (kỳ hương)
Cây bù dẻ hoa nhỏ có tên khoa học là Uvaria micrantha.
Đặc điểm nhận dạng:
- Thuộc dạng dây leo.
- Nhánh nhỏ, lúc còn non có lông màu hung hung hình sao, khi già thì đen nhẵn, không còn lông.
- Lá cây có màu xanh đậm và nhẵn bóng ở mặt trên, gân giữa lá có lông hình sao và mặt dưới lá cũng có lông hình sao, có màu hoe hoe.
- Hoa của cây mọc thành cụm từ 1 – 3 hoa và mỗi hoa có 6 cánh.
- Quả mọng không có lông và chứa từ 1 – 6 hạt màu đỏ (ít hạt hơn bù dẻ lá lớn).
Công dụng làm thuốc:
Theo các nhà khoa học, rễ và lá cây bù dẻ hoa nhỏ có các công dụng sau:
Công dụng: sắc lấy nước uống từ 15 – 20 g rễ (nếu dùng lá thì từ 10 – 15 g), dùng tươi hay khô đều được (1).
Thông tin thêm: Theo tạp chí Natural Product Research, thân cây bù dẻ hoa nhỏ có chứa một số hoạt chất có tác dụng chống tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) (3). Vì vậy, ta có thể nghiên cứu thêm cây này để ứng dụng thực tiễn.
Thông tin thêm
Ngoài hai loại cây vừa kể trên thì ở nước ta còn có cây bù dẻ trườn (hay còn gọi là bồ quả trái nhỏ), có tên khoa học là Uvaria microcarpa.
Ở nước ta, rễ và lá cây này được dùng điều trị tiêu hóa kém, tiêu chảy, nhức lưng, tụ máu bầm do tổn thương và đòn ngã (sắc uống từ 15 – 20 g rễ, nếu dùng lá thì từ 10 – 15 g). Với đòn ngã tổn thương, ngoài thuốc uống thì ta cũng nên giã nát lá tươi rồi đắp lên (1).
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng (1).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: