Đái tháo đường là một bệnh toàn cầu không lây nhiễm và là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong, ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Dạng tiểu đường phổ biến nhất là đái tháo đường không phụ thuộc insulin (NIDDM) hoặc tiểu đường tuýp 2. Do đó, trong 25 năm tới người ta ước tính rằng số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại.
Quả bầu chứa 92% nước và 8% chất xơ được coi là một trong những loại rau quả tốt nhất để chống lại bệnh tiểu đường. Loại quả này chứa không đáng kể các hợp chất liên quan đến glucose và đường nên được coi là một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Thêm bầu vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp bạn giảm lượng đường trong máu – nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh điều này.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, trong các nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Công nghệ hóa học CSIR-Ấn Độ (IICT) vào năm 2012-13 đã tìm ra nước ép của 13 loại rau có tác dụng ức chế hoạt động của một loại enzyme liên quan đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và béo phì. Người ta nhận thấy, sau củ cải thì quả bầu giúp điều chỉnh giảm hoặc ức chế hoạt động của enzyme – Protein-Tyrosine Phosphatase 1 beta có vai trò làm tăng sức đề kháng insulin và giảm độ nhạy insulin.
Một số lợi ích khác của nước ép bầu
Thanh lọc cơ thể: Một chế độ ăn uống chứa nhiều đường chắc chắn sẽ khiến cơ thể bạn nổi mụn, bao gồm cả mụn nhọt và Mụn trứng cá.
Để giữ cho cơ thể ngậm nước và luôn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, bạn nên dùng bầu làm nước ép vì nấu ăn, bởi nấu ăn sẽ làm mất tác dụng của các khoáng chất và vitamin có trong loại quả này. Nước ép bầu giúp làm dịu dạ dày, giảm nhiệt cơ thể.
Ảnh minh họa.
Bạn cũng có thể ăn bầu luộc với sữa đông để “hấp thu” được lợi ích làm mát của loại quả này. Đặc biệt, nếu bạn luyện tập và đổ mồ hôi nhiều, bầu là một biện pháp bổ sung nước hữu hiệu. Ngoài ra, bầu còn là một phương thuốc tuyệt vời cho bất kỳ loại bệnh nào liên quan đến nhiệt như chảy máu mũi, loét hoặc nổi mụn, theo Ayurveda (một hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ).
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống nước ép bầu tươi với một ít nước cốt chanh là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hoạt động chống axit: Giàu chất xơ và hàm lượng kiềm, nước ép bầu giúp chống axit hiệu quả.
Ngăn ngừa tóc bạc sớm: Ô nhiễm ngày càng gia tăng khiến việc tóc bạc sớm nổi lên như một vấn đề dai dẳng trên toàn cầu. Uống một ly nước ép bầu mỗi ngày có thể giúp bạn giữ được màu sắc và kết cấu của tóc.
Chống lại căng thẳng: Chứa nhiều choline tốt – một loại chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện các chức năng của não, nước ép bầu giúp ngăn ngừa căng thẳng, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.
Là một thức uống thể thao lành mạnh: Để bổ sung lượng glucose trong cơ thể, hãy uống nước ép bầu vì nó chứa lượng đường tự nhiên. Nó cũng giúp thay thế carbohydrate bị mất trong các buổi tập luyện. Giàu protein và các chất dinh dưỡng khác, nước ép bầu cũng giúp cải thiện hiệu quả của cơ bắp.
Ảnh minh họa.
Mẹo: Chỉ uống nước ép bầu tươi. Gọt vỏ và nếm nếu có vị đắng thì loại bỏ bớt. Không nên trộn nước ép bầu với các loại rau khác. Tuy nhiên, bạn có thể thêm lá bạc hà tươi, gừng và một ít muối đá để làm tăng hương vị.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: