Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Nụ vối công dụng và cách dùng trị bệnh hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Nụ vối được biết đến như một loại nước vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa giúp bổ sung nhiều khoáng chất giúp hỗ trợ chữa bệnh một cách hiệu quả nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì toàn bộ công dụng của cây vối mới được khoa học phát hiện.

NỤ VỐI LÀ GÌ?

Tên khoa học của cây vối là Cleistocalyx nervosum là cây thân gỗ trong họ đào kim nương. Cây vối là cây thân gỗ lâu năm, nụ cây vối là có thể sử dụng làm thuốc. Lá và nụ cây là 2 bộ phận chứa nhiều dược liệu của cây vối, các bộ phận còn lại không có tính dược liệu.

Cây vối

CÂY VỐI CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?

Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm.
Cuống lá dài 1 – 1,5cm. Phiến lá cây vối dai, cứng.
Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng.
Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch.
Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.
Vối được trồng và mọc hoang nhiều nơi, khắp mọi miền đất nước. Cây có khả năng sống ở nhiều loại đất, khí hậu khác nhau nên không khó tìm.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NỤ VỐI

Nụ cây vối được sử dụng có hai loại:

Một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp
Còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ.
Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.

Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ cây vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin… khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.

Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà nụ vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

CÔNG DỤNG CỦA NỤ VỐI

Mùa hè này, sau những giờ lao động mệt mỏi của bạn, nếu được ngồi nghỉ uống ly nước nụ, lá vối mát lạnh sẽ thấy hết khát và đỡ mệt hẳn. Vì ngoài giải khát, cơ thể còn được cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết bị mất theo mồ hôi.

TÁC DỤNG CỦA NỤ VỐI CHỮA BỆNH GÌ?

Nụ và lá vối có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải khát, và nhiều công dụng trị bệnh khác, nhưng không phải ai cũng biết. Theo dõi bảng bên dưới để biết chính xác công dụng nụ và lá vối.

Sau đây là lợi ích chữa bệnh mà nụ cây vối mang lại:

Giải khát
Thanh nhiệt
Tiêu hóa
Diệt khuẩn
Mụn nhọt
Viêm đại tràng
Lở loét

CÔNG DỤNG NỤ VỐI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ, lá vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ cây vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ cây vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ cây vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

TÁC DỤNG NỤ VỐI GIẢM MỠ MÁU

Theo đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; Được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa… Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt.

CÁCH SỬ DỤNG NỤ VỐI VỐI

CÁCH  SỬ DỤNG NỤ VỐI CHỮA BỎNG

Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

CÁCH SỬ DỤNG NỤ VỐI CHỮA ĐẦY BỤNG, KHÔNG TIÊU

Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ cây vối 10 – 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

CÁCH SỬ DỤNG NỤ VỐI CHỮA LỞ NGỨA, CHỐC ĐẦU

Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.

CÁCH SỬ DỤNG NỤ VỐI CHỮA VIÊM GAN, VÀNG DA

Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.

CÁCH SỬ DỤNG NỤ VỐI TRỊ ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI, PHÂN SỐNG

Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

HÌNH ẢNH NỤ VỐI

Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Hoa vối

GIÁ NỤ VỐI BAO NHIÊU TIỀN 1KG?

Hiện nay, trên thị trường đang bán nụ cây vối với giá giao động từ 100.000 – 200.000/kg. Để mua được sản phẩm nụ cây vối chất lượng, người mua hãy tìm đến những cơ sở bán thảo dược thuocnam.mws.vn để mua được những nụ cây vối đảm bảo, an toàn sức khỏe.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: