Nữ lang nhện là cây gì?
Cây nữ lang nhện có tên khoa học Valeriana jatamansi, thuộc họ Nữ lang (1).
Loài này thân thảo nhưng có thể sống nhiều năm và có thân rễ chứa tinh dầu. Các lá của cây có lông, mép lá có răng cưa nhưng không đều.
Ở nước ta, cây nữ lang nhện thường mọc ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Hà Giang, Lào Cai…
Khi dùng làm thuốc, dân gian thường dùng phần thân rễ (cũng có khi dùng toàn cây). Nếu dùng thân rễ thì đào vào mùa đông và phơi trong bóng râm cho khô dần, nếu dùng toàn cây thì thu hái vào mùa xuân hoặc hạ và dùng tươi (1) (2).
Công dụng làm thuốc của cây nữ lang nhện
Theo các nhà khoa học, nữ lang nhện có vị đắng, cay và ngọt, có mùi thơm đặc trưng và có tác dụng:
Cách dùng:
Cỗi ngày, lấy từ 9 – 15 g toàn cây tươi, nấu lấy nước uống (hoặc lấy từ 6 – 12 g thân rễ, nấu lấy nước uống).
Với trường hợp mụn nhọt, bạn có thể lấy thân rễ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên.
Ngoài ra, ở Ấn Độ, dân gian còn dùng rễ cây nữ lang nhện làm thuốc điều trị động kinh và co giật (2). Ở Trung Quốc, nữ lang nhện (tri thù hương) được biết đến là vị thuốc đắng, cay, tính ôn (ấm), quy vào kinh Tâm, Tỳ, Vị và có các công dụng như: lý khí, chỉ thống, tiêu thực, chỉ tả, trấn kinh an thần, điều trị phong thấp tê đau, … (mỗi ngày sắc uống từ 3 – 6 g thân rễ phơi khô).
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng (1).
Các nghiên cứu nổi bật
Nữ lang nhện có nhiều tiềm năng làm thuốc và các kết quả nghiên cứu về hoạt tính của nó đã chứng minh điều này. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng trong điều trị bệnh, chúng ta còn cần nhiều hơn các công trình nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng về tác dụng cũng như độ an toàn của vị thuốc này.
- Hoạt tính diệt ấu trùng: Theo tạp chí Journal of the American Mosquito Control Association, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ rễ cây nữ lang nhện có chứa hoạt chất giúp tiêu diệt ấu trùng của nhiều loại muỗi (3).
- Hoạt tính bảo vệ thần kinh: Theo tạp chí Fitoterapia, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ rễ cây nữ lang nhện còn có nhiều hợp chất giúp bảo vệ thần kinh (4).
- Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp san khoa học BioMed Research International, chiết xuất methanolic từ rễ cây nữ lang nhện (có chứa tinh dầu) có tác dụng chống oxy hóa vừa phải (5).
- Hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư: Theo tạp chí Fitoterapia, kết quả nghiên cứu cho thấy rễ cây nữ lang nhện có hoạt chất kháng khuẩn (giúp chống lại hai chủng vi khuẩn là Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy hoạt chất Valejatanin A từ rễ cây này có tác dụng chống lại ba dòng tế bào ung thư là HT29, K562 và B16 (6). Bên cạnh đó, trong toàn bộ cây còn có nhiều hợp chất giúp chống lại tế bào ung thư A549, tế bào ung thư PC-3 M, tế bào ung thư HCT-8 tế bào ung thư Bel7402 (theo tạp chí Journal of Asian Natural Products Research) (8).
- Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí Bioorganic Chemistry, có ít nhất 6 hoạt chất được phân lập từ rễ cây có tác dụng chống viêm (7). Ngoài ra, theo tạp chí Journal of Essential Oil Bearing Plants, nhiều hoạt chất có trong tinh dầu nữ lang nhện cũng có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn (chống lại nhiều vi khuẩn như Bacillus pumilus, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Candida albicans) (9).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: